Việt Nam đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN?

09/02/2022 15:25 PM | Kinh doanh

Theo JETRO, doanh nghiệp FDI Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn trong Covid-19 – 2,2% cho biết sẽ thu nhỏ hoặc chuyển/rút sang quốc gia khác. Tuy nhiên, hầu hết doanh nhân Nhật Bản đều tin rằng: đây chỉ là khó khăn tạm thời, 56,2% dự đoán lợi nhuận sẽ được cải thiện trong năm 2022. Tổng quan, Việt Nam vẫn đứng top đầu đất nước hấp dẫn để đầu tư tại ASEAN.

Đến hẹn lại lên, vào giữa năm, Hiệp hội xúc tiến thương mại Nhật Bản - JETRO lại bắt đầu tiến khảo sát tình trạng của các doanh nghiệp của mình đang kinh doanh ở nước ngoài – trong đó có Việt Nam. Năm 2021 cũng thế.

Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là, vì trong thời gian họ khảo sát năm 2021 trúng vào giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch tại Việt Nam (25/8/2021 – 24/9/2021); thế nên, vào tháng 11 sau khi hết lock-down tại 2 thị trường quan trọng là Hà Nội và TP.HCM, họ phải tiến hành một cuộc khảo sát với quy mô nhỏ hơn để cập nhật tình hình.

Ở cuộc khảo sát đầu tiên, dù tình hình thị trường có hơi đặc thù, song câu trả lời của 702/1883 doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam vẫn có giá trị tham khảo khi so sánh với các nước trong khu vực, đặc biệt ở những khía cạnh vĩ mô. Vậy nên, trong bài viết ở dưới, chúng tôi sẽ sử dụng cả số liệu trong bảng khảo sát bắt đầu từ tháng 8/2021 và bảng khảo sát vào tháng 11/2021 (đối tượng khảo sát 1.041 doanh nghiệp, 344 doanh nghiệp trả lời).

NĂM 2021 KHÓ KHĂN, NHƯNG VẪN HY VỌNG VÀO 2022

Triển vọng lợi nhuận năm 2021 và 2022

Tại Việt Nam, tỷ lệ các doanh nghiệp dự báo có lãi trong hoạt động kinh doanh năm 2021 là 54,3% (tăng 4.7 điểm so với năm trước). Tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ là 28,6% (giảm 1.5 điểm).

Nhìn vào dự báo lợi nhuận kinh doanh theo ngành nghề của Việt Nam, tỷ lệ các doanh nghiệp có lãi trong ngành chế tạo là 57.5% (tăng 6.7 điêm so với năm trước), ngành phi chế tạo là 51.5% ( tăng 3.3 điểm).

Thông qua bức tranh doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, thì chúng ta đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN? - Ảnh 1.

Tại khu vực châu Á - Châu Đại Dương, tỷ lệ các doanh nghiệp có lãi trong năm 2021 phục hồi theo hình chữ V. Mặt khác, tại Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của virus Corona nên phạm vi phục hồi nhỏ,

Thông qua bức tranh doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, thì chúng ta đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN? - Ảnh 2.

Về triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2022 (so với năm 2021), tại Việt Nam: doanh nghiệp trả lời "cải thiện" là 56.2%, "suy giảm" là 9.6%. Tuy nhiên, khảo sát giữa tháng 11 cho thấy, họ đã bớt lạc quan hơn: 44% cho rằng doanh thu sẽ tăng, 31% cho rằng sẽ giảm; nhiều doanh nghiệp vẫn chịu ảnh hưởng của Covid-19.

Năm 2022, hơn 50% cả ngành chế tạo và phi chế tạo được kỳ vọng sẽ cải thiện. Trong khi đó, 10% ngành chế tạo được dự báo sẽ xấu đi.

Triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2022, có thể thấy rằng tỷ lệ "Cải thiện" cao ở khu vực phía Nam nhưng đồng thời cũng cho thấy sự "suy giảm".

Định hướng phát triển trong năm 2022 và sau đó

Thông qua bức tranh doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, thì chúng ta đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN? - Ảnh 3.
Ông Hirai Shinji - Trưởng đại diện văn phòng JETRO TP.HCM

"Về định hướng phát triển kinh doanh trong vòng 1 đến 2 năm tới tại Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản trả lời sẽ 'mở rộng' là 55.3% (tăng 8.5 điểm so với năm trước). Đối chiếu với các quốc gia, khu vực khác thì tỷ lệ này cao chỉ sau Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan và đứng đầu ASEAN.

Trong ngành chế tạo tại Việt Nam, doanh nghiệp trả lời "mở rộng" là 51.7% (tăng 4.6 điểm so với năm trước). Ngành phi chế tạo là 58.7% (tăng 12.1 điểm). Đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong ngành phi chế tạo có mong muốn lớn về việc mở rộng.

Lý do mở rộng: tăng doanh thu do mở rộng xuất khẩu, tăng doanh thu tại thị trường địa phương, tiềm năng và tăng trưởng thị trường cao, quan hệ với đối tác, khả năng tiếp nhận cao với các sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng cao…; sẽ mở rộng sản xuất, chức năng bán hàng, nghiên cứu phát triển, logistics", ông Hirai Shinji - Trưởng đại diện văn phòng JETRO TP.HCM cho biết.

Cụ thể: về mở rộng chức năng bán hàng, Việt Nam duy trì mức trên dưới 50%, khá thấp so với các nước trong khu vực ASEAN và châu Á – Thái Bình Dương.

Thông qua bức tranh doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, thì chúng ta đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN? - Ảnh 4.

Nhưng về mở rộng chức năng sản xuất, tuy các FDI Nhật vẫn giữ được thế mạnh là sản xuất các sản phẩm đa năng nhưng đang chuyển dần sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; tỷ lệ mở rộng chức năng xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao chỉ đứng sau Trung Quốc, còn sản phẩm đa chức năng chỉ đứng sau Thái Lan.

Thông qua bức tranh doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, thì chúng ta đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN? - Ảnh 5.

Ngược lại, tỷ lệ doanh nghiệp trả lời sẽ "thu nhỏ" hoặc "chuyển/rút sang quốc gia (khu vực) thứ ba" là 2.2% (giảm 3.9 điểm so với năm trước). So với các quốc gia, khu vực khác thì tỷ lệ này thấp, chỉ sau Pakistan.

Tuy nhiên, khảo sát vào giữa tháng 11/2021 lại cho thấy sự tăng trưởng đáng kể: Nhiều doanh nghiệp trả lời "tạm ngừng, hoãn đầu tư mới, đầu tư mở rộng" (9,3%) và "dịch chuyển sản xuất từ Việt Nam sang nước khác" (9,0%).

24 doanh nghiệp ngành sản xuất đã và đang có ý định dịch chuyển sang các nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Philippines…

Các biện pháp đối phó với Covid-19 khác đang được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản xem xét là: "giảm lương và thưởng" (16,0%), "tuyển mới lao động địa phương" (9,9%), "thay đổi nguồn cung ứng" (9,9%), và "tạm ngừng, hoãn đầu tư mới, đầu tư mở rộng" (9,6%).

Sức hấp dẫn/hạn chế của môi trường đầu tư Việt Nam

Về môi trường đầu tư của Việt Nam, quy mô thị trường/ tiềm năng tăng trưởng (69.3%, tăng 3.0 điểm so với năm trước), Tình hình chính trị - xã hội ổn định (61.4%, giảm 4.3 điểm), Chi phí nhân công rẻ (56.9%, tăng 0.4 điểm) là những điểm lợi thế của Việt Nam mà các công ty trả lời trên 50%.

Thông qua bức tranh doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, thì chúng ta đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN? - Ảnh 6.
Thông qua bức tranh doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, thì chúng ta đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN? - Ảnh 7.

Khi đánh giá đầu tư, các hạng mục mà các công ty Nhật Bản nhận thấy là điểm lợi thế của Việt Nam so với các nước ASEAN khác là Tính thị trường/ Tiềm năng tăng trưởng, Tình hình chính trị, xã hội ổn định, Chất lượng nhân viên cao,...

Về môi trường đầu tư của Việt Nam, danh mục doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng rủi ro là chi phí nhân công tăng vọt (60.2%, giảm 3.5 điểm so với năm trước) là câu trả lời nhiều nhất.

Sau làn sóng dịch bệnh Corona lần thứ 4, sự phức tạp trong thủ tục hành chính (53.8%, tăng 7.1 điểm) tiếp tục tăng cao so với năm trước. Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao (43.4%, tăng 4.8 điểm) cũng có khuynh hướng tăng.

Khi đánh giá đầu tư, các hạng mục mà các công ty Nhật Bản nhận thấy là rủi ro của Việt Nam so với các nước ASEAN khác là: Thủ tục hành chính phức tạp, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao, thiếu diện tích đất/văn phòng, giá đất/tiền thuê tăng,...

Thông qua bức tranh doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, thì chúng ta đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN? - Ảnh 8.
Thông qua bức tranh doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, thì chúng ta đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN? - Ảnh 9.
Thông qua bức tranh doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, thì chúng ta đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN? - Ảnh 10.

Nhìn 2 bảng biểu kể trên, chúng ta có thể thấy một điều vô cùng thú vị về môi trường đầu tư ở Việt Nam so với các nước trong khu vực ASEAN: Về mặt lợi thế lẫn rủi ro, chúng ta không có tiêu chí nào dẫn đầu, chủ yếu đứng trong khoảng thứ 2 đến thứ 4.

Tức là, nếu xét toàn cục và để ưu bù khuyết, thì môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn hấp dẫn các doanh nghiệp FDI top đầu trong khu vực ASEAN.

Câu trả lời đối với câu hỏi tỷ lệ trở lại làm việc của người lao động tại thời điểm khảo sát (tháng 11/2021) cho thấy: chỉ có ít hơn 20% (18,2%) doanh nghiệp trả lời là "100%", điều này cho thấy nhiều người lao động chưa quay trở lại doanh nghiệp làm việc do những lý do như trở về quê…

COVID-19 GIÚP THÚC ĐẨY NỀN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ TRONG NƯỚC

Tỷ lệ thu mua tại chỗ: ở Việt Nam là 37.4% (tăng 0.4 điểm so với năm trước). Chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh Corona, tỷ lệ thu mua tại chỗ tăng nhẹ trong khi nhiều khu vực/ quốc gia giảm.

Thông qua bức tranh doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, thì chúng ta đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN? - Ảnh 11.

Tỷ lệ thu mua tại Việt Nam từ Nhật Bản là 35.0% (tăng 1.7 điểm), từ ASEAN là 10.6% (tăng 1.6 điểm), từ Trung Quốc là 10.5% (tăng 1.5 điểm). Thu mua từ ASEAN vượt quá thu mua từ Trung Quốc.

Nhìn vào các nhà cung cấp (các bên thu mua) của Việt Nam theo ngành, tỷ lệ thu mua tại chỗ ngoại trừ thực phẩm đều dưới 50% - thu mua nhiều từ Nhật, ASEAN, Trung Quốc. Tỷ lệ thu mua tại chỗ của các ngành thiết bị vận chuyển; Linh kiện, máy móc điện, điện tử; dệt, may mặc dưới 20%.

Tỷ lệ thu mua từ các doanh nghiệp Việt Nam là 16.2% trong toàn bộ tỷ lệ thu mua (tăng 1.6 điểm so với năm trước). Đây là mức cao nhất từ trước đến nay nhưng thấp hơn Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Thông qua bức tranh doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, thì chúng ta đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN? - Ảnh 12.

Trong số các công ty (164 công ty) Nhật Bản tại Việt Nam sẽ mở rộng việc thu mua trong 1 đến 3 năm tới, có 86.0% (tăng 1.7 điểm so với năm trước) dự kiến sẽ mở rộng thu mua tại chỗ.

Đối với bên cung cấp trong nước, dự kiến việc thu mua từ các doanh nghiệp trong nước là 88%, thu mua từ các doanh nghiệp Nhật Bản là khoảng 32%.

Thông qua bức tranh doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, thì chúng ta đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN? - Ảnh 13.
Thông qua bức tranh doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam, thì chúng ta đang ở đâu trong ‘cuộc đua’ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN? - Ảnh 14.

Khó khăn trong việc thu mua tại chỗ tại Việt Nam, nhiều nhất là các vấn đề "chất lượng và năng lực kỹ thuật của bên cung cấp". Có nhiều câu trả lời về việc "Không thể mua các linh kiện, nguyên vật liệu tại Việt Nam".

Khi khảo sát cụ thể các doanh nghiệp trả lời "đang xem xét" về việc "thay đổi nguồn cung ứng", các doanh nghiệp trả lời rằng "đang xem xét các quốc gia (Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan) có khả năng cung ứng các nguyên vật liệu đang nhập trong nước Việt Nam", "thay đổi từ việc mua hàng từ 1 công ty sang mua hàng từ 2 công ty".

Có thể nhận thấy rằng các doanh nghiệp bị chậm trễ trong việc cung ứng nguyên vật liệu tại Việt Nam do các quy định về hạn chế hoạt động của các nhà máy trong đợt dịch này đang có động thái xem xét việc đa dạng hóa nguồn cung ứng.

Ngoài ra, cũng có doanh nghiệp trả lời "đẩy mạnh nguồn cung ứng tại nước sở tại", cho thấy cũng có doanh nghiệp chuyển hướng thu mua ngay tại Việt Nam những nguyên vật liệu trước đó vẫn mua tại nước ngoài.

Về nguyện vọng đối với chính phủ Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp mong muốn nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh như "giảm thời gian cách ly tập trung và theo dõi sức khỏe đối với người nhập cảnh từ Nhật Bản", "đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, đi lại đối với trường hợp visa thương mại (công tác)", "nới lỏng các quy chế về việc hạn chế di chuyển giữa các tỉnh thành phố" trên cả nước.

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM