Vì sao người Trung Quốc háo hức chinh phục sao hỏa không kém Elon Musk?

08/03/2017 08:32 AM | Xã hội

Không chỉ có Elon Musk và SpaceX, cuộc đua đến sao Hỏa giờ đã lan sang châu Á.

Vì sao người Trung Quốc háo hức chinh phục sao hỏa không kém Elon Musk? - Ảnh 1.

Cách đây không lâu Ấn Độ đã lập kỷ lục thế giới khi phóng 104 vệ tinh từ một quả tên lửa duy nhất. Kỳ tích này một lần nữa làm sôi động thêm cuộc đua vào không gian ở châu Á, vì chỉ vài tuần trước đó Trung Quốc đã đưa ra danh sách rút gọn gồm 8 cái tên dành cho con tàu vũ trụ đầu tiên bay lên sao Hỏa của mình, dự kiến sẽ phóng vào năm 2020.

8 cái tên này – từ các khái niệm tinh thần (Zhuimeng – Truy Mộng, Tianwen – Thiên Vấn), cho đến những sinh vật kỳ bí (Fenghuang – Phượng Hoàng, Tenglong – Thăng Long) đều thể hiện kỳ vọng lớn lao mà nhiệm vụ này đảm nhận.

Ban giám khảo, những người đã lựa chọn được 8 cái tên từ 35.900 gợi ý, sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào ngày 24/04 tới. Nhưng sự phô trương ầm ỹ này vẫn chưa hé lộ chút gì về bí mật thực sự phía sau chương trình khám phá không gian mà Trung Quốc đang ấp ủ. Nó tuyên bố một tầm nhìn mới đầy tham vọng cho lĩnh vực khám phá không gian. Nhưng tại sao Trung Quốc lại muốn phóng tàu vũ trụ vào thái dương hệ đến vậy, trong khi còn rất nhiều vấn đề nóng bỏng hơn cần giải quyết?

Đến được sao Hỏa sẽ cho thấy cuộc trường chinh vươn tới hàng ngũ những cường quốc về không gian của Trung Quốc đã đến hồi kết.

Được hình thành từ năm 1956, chương trình khám phá không gian của Trung Quốc đã bị gián đoạn bởi cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông. Các nguồn lực của chương trình cũng bị kìm hãm trong suốt thập niên 1980 khi công cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình tập trung chủ yếu vào phát triển kinh tế. Chỉ từ thập niên sau đó, Trung Quốc mới bắt đầu coi những tiến bộ trong lĩnh vực không gian là có tầm quan trọng chiến lược.

Sự thay đổi chính sách này một phần xuất phát từ cuộc chiến vùng vịnh năm 1991, trong đó các tên lửa có vệ tinh dẫn hướng góp phần không nhỏ dẫn đến thắng lợi của liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Nhưng nỗ lực học hỏi của Trung Quốc từ các quốc gia đã từng phóng tàu vũ trụ lại thường bị cản trở. Sự hợp tác kéo dài cả thập niên với không ít lần nhìn các vệ tinh của Hoa Kỳ được phóng trên hỏa tiễn của Trung Quốc cuối cùng cũng kết thúc vào năm 1999, sau một loạt các thất bại và tranh cãi về ăn cắp công nghệ.

Các phi hành gia của Trung Quốc chưa bao giờ được phép bước lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS); và sự tham gia ban đầu của Trung Quốc vào Galileo – hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của châu Âu – cũng chẳng đi đến đâu. Khi các cơ hội hợp tác dần dần biến mất, Trung Quốc lại nỗ lực gấp đôi để tự mình xây dựng công nghệ không gian. Và sự thất bại của trạm quỹ đạo sao Hỏa đầu tiên vào năm 2011, được hộ tống bằng một tên lửa kém hiệu quả của Nga, đã khẳng định ưu tiên của nước này.

Vì sao người Trung Quốc háo hức chinh phục sao hỏa không kém Elon Musk? - Ảnh 2.

Từ quan sát các sinh vật trên hành tinh cho đến đưa người vào không gian, Trung Quốc đều đã thành công rất lớn. Nhưng đưa được tàu vũ trụ của chính mình lên sao Hỏa sẽ là một cuộc lật đổ ngoạn mục (một tàu vũ trụ do Nga và châu Âu hợp tác xây dựng đã thất bại khi theo đuổi mục tiêu tương tự vào tháng 10/2016. Nó cũng sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc bắt kịp Ấn Độ - nước phóng thành công tàu vũ trụ lên quỹ đạo sao Hỏa vào tháng 9/2014.

Mục đích khoa học của nhiệm vụ khám phá không gian lần này cũng có ý nghĩa rất lớn: thăm dò khí quyển của sao Hỏa về khí mê tan, và chụp các bức ảnh ra đa sâu đến 400m dưới lòng đất. Về mục tiêu dài hạn hơn, họ có thể đưa người lên sao Hỏa, dự kiến vào giữa thập niên 2030. Đây được kỳ vọng sẽ là một nỗ lực gồm nhiều quốc gia và một cơ quan gồm 13 nước đã được lập ra để điều phối. Trung Quốc dự định sẽ trở thành một trong những mũi nhọn của nỗ lực này.

Các cường quốc phương Tây từ lâu vẫn hoài nghi về chương trình khám phá không gian của Trung Quốc. Hầu hết các công nghệ mà nước này phát triển đều có thể được sử dụng cho mục đích dân sự và quân sự, và nó có liên hệ mật thiết với Quân đội Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc.

Tỏ ra quan ngại về vấn đề chuyển giao công nghệ, Trung Quốc cùng các đồng minh đã liên tục tránh né các câu hỏi về phản ứng của họ khi Trung Quốc đưa ra lời mời gọi hợp tác. Họ có thể sẽ phải quyết định rất lâu trước khi có bất kỳ chuyến đưa người đến sao Hỏa nào diễn ra.

Trạm vũ trụ hoàn thiện đầu tiên của Trung Quốc được kỳ vọng sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2022, một vài năm trước khi ISS hết hạn sử dụng. Trung Quốc đã được Liên Hiệp Quốc ngỏ lời gợi ý chia sẻ trạm vũ trụ của mình cho những nước chưa được tiếp cận với không gian. Nếu thỏa thuận hợp tác giữa các chương trình không gian lớn nhất thế giới không đạt được trước thời điểm đó, thì hai trạm vũ trụ nêu trên sẽ bay theo những quỹ đạo của riêng mình.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM