Vì sao các nhà quảng cáo cho đối tượng trẻ em nên ngừng đầu tư vào YouTube càng sớm càng tốt?

09/12/2017 20:36 PM | Kinh doanh

Bởi không một ai có thể giải quyết các vấn đề biến YouTube thành một nền tảng không an toàn với trẻ nhỏ. Với các nhà quảng cáo có đối tượng là trẻ em, đầu tư nội dung và tiền bạc lên YouTube cũng không khác gì ném tiền ngồi đợi... sự cố.

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã làm rõ một sự thật không mấy dễ chịu: YouTube là một môi trường rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Đi kèm với những nguy cơ dành cho trẻ nhỏ là cả những nguy cơ dành cho các nhà quảng cáo: đăng quảng cáo lên YouTube, bạn có thể đang xen lẫn nội dung muốn quảng bá với những video, những bình luận có hại cho trẻ nhỏ.

Tệ nhất, đây là vấn đề có lẽ sẽ không bao giờ có lời giải.

An toàn trên... bề mặt

Vì sao các nhà quảng cáo cho đối tượng trẻ em nên ngừng đầu tư vào YouTube càng sớm càng tốt? - Ảnh 1.

Bất kỳ nền tảng nào cũng đều có các lớp bảo vệ dành cho trẻ em...

Nhìn từ góc độ lý thuyết, YouTube thực chất lại có nhiều lớp bảo vệ cho trẻ nhỏ. Chủ mỗi kênh video có thể chọn cách tắt hẳn tính năng bình luận hoặc duyệt tìm thủ công và xóa các bình luận không mong muốn. Tiếp đến, bất kỳ người dùng nào cũng có thể báo cáo (report) các nội dung xấu để YouTube tự khóa.

Cuối cùng, các công ty quảng cáo và chính quyền nhiều nước (bao gồm cả Việt Nam) cũng đã từng nhiều lần tác động để YouTube phải kiểm soát chặt chẽ hơn các nội dung video/bình luận. Làn sóng phản đối nhắm vào mạng chia sẻ video số 1 thế giới chắc chắn đã không tạo ra hiệu quả thực sự (2 triệu video bị xóa) nếu không có sự tác động này.

Vì sao các nhà quảng cáo cho đối tượng trẻ em nên ngừng đầu tư vào YouTube càng sớm càng tốt? - Ảnh 2.

...nhưng "có" là một chuyện, hiệu quả hay không lại là chuyện khác.

Thế nhưng, chúng ta mới chỉ nhìn vào bề mặt. Về bản chất, YouTube vẫn là một mạng xã hội có tính "mở" rõ rệt. Bất kỳ một ai cũng có thể đăng ký tài khoản và đăng các video "ngụy trang" hay các bình luận khiếm nhã. Bất kỳ một ai cũng có thể giả dạng làm trẻ em, hoặc bất kỳ ai cũng có thể đăng các video chỉ dành cho người lớn nhưng lại đi kèm tên gọi, tag (thẻ từ khóa) và mô tả dễ hiện lên kênh gợi ý (Recommended) dành cho trẻ em.

Lớp giáp nhiều lỗ hổng

Bản chất mạng xã hội khiến cho các lớp phòng vệ của YouTube trở nên cực kỳ... mong manh. Có rất nhiều câu hỏi đơn giản có thể đặt ra: ai có thể đảm bảo các chủ kênh và YouTube sẽ xóa các bình luận sai phép? YouTube liệu sẽ liên tục thực hiện rà soát khi cơn bão phản đối đã đi qua? Liệu thuật toán của YouTube có chặn được các video "người lớn" chứa các từ khóa như "cô giáo" hay "học sinh" len lỏi vào danh sách phát của trẻ nhỏ, đặc biệt là trong trường hợp chủ video không tự đánh dấu không an toàn cho video của mình?

Vì sao các nhà quảng cáo cho đối tượng trẻ em nên ngừng đầu tư vào YouTube càng sớm càng tốt? - Ảnh 3.

"Cô giáo rất là bệnh": báo cáo xong, ai giải quyết?

Người Việt Nam thậm chí còn phải đối mặt với một vấn đề khác: YouTube không đặt toàn bộ máy chủ tại Việt Nam. Thực tế, chuyện các mạng xã hội đặt nội dung dành cho người dân một nước trên máy chủ ở nước nào sẽ chẳng có ai kiểm soát được. Đi kèm với sự nhập nhằng đó sẽ là các vấn đề quản lý: video chưa biết tốt xấu đã có hàng chục kẻ "sao chép" lại, các yêu cầu của chủ kênh và chính phủ lâu không được đáp ứng v...v...

Chưa kể người Việt lại thường phải... đi sau trong thế giới công nghệ. Google có thể sẽ sớm tung ra các bộ lục ngôn ngữ chính xác hơn, các thuật toán chặt chẽ hơn để giải quyết các vấn đề hiện tại tại nước ngoài, nhưng không ai biết đến bao giờ thì trải nghiệm của người Việt mới được thay đổi. Hiện tại, ngay cả tiếng Việt trên YouTube hay các dịch vụ Google khác cũng vẫn còn tồn tại một số lỗi từ vựng/ngữ pháp khá buồn cười.

Đừng gắn nội dung của bạn với một vấn đề không lời giải

Cơ chế "gắn" nội dung thường và quảng cáo được thực hiện qua thuật toán.

Những vấn đề của YouTube buộc các bậc cha mẹ phải kiểm soát cực kỳ chặt chẽ trải nghiệm xem video của con. Thế nhưng, không một bậc cha mẹ nào có thể kiểm soát toàn bộ quá trình giải trí của con mình. Trẻ em có thể tiếp cận với các nội dung xấu trên YouTube bất cứ lúc nào, và các nội dung xấu đó có thể vô tình bị phát ngay trước/sau các video quảng cáo.

Tiền mất, tật mang. Không khó để nhận ra bất kỳ một bậc cha mẹ nào cũng sẽ mang ấn tượng xấu với các nhãn hàng chèn quảng cáo cạnh nội dung không an toàn. Nội dung không an toàn cũng không thể bị "tận diệt" khỏi YouTube Việt.

Đầu tư quảng cáo vào YouTube không khác gì ngồi đợi sự cố xuất hiện: quảng cáo ...... chèn với nội dung "người lớn" ngụy trang.

Bởi vậy, các nhà quảng cáo nên suy nghĩ lại về mạng chia sẻ video số 1 thế giới. Thay vì tiếp tục đầu tư vào một nền tảng có những vấn đề đặc thù với đối tượng trẻ em và đứng ngồi không yên vì scandal có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, hãy rời bỏ YouTube càng sớm càng tốt.

Theo Lê Hoàng

Từ khóa:  youtube
Cùng chuyên mục
XEM