Quảng cáo vẫn ngang nhiên xuất hiện trên các video YouTube dành cho trẻ em, đi kèm các bình luận tục tĩu

07/12/2017 16:36 PM | Kinh doanh

Một vấn đề nhức nhối bao lâu nay nhưng YouTube vẫn chưa thể tìm ra được cách giải quyết triệt để dù đã qua biết bao lần hứa hẹn.

Youtube - bảo mẫu thời @ của nhiều gia đình

Anh H là trưởng phòng của một công ty lớn ở Hà Nội. Vợ chồng anh có một cậu con trai 3 tuổi, hết sức hiếu động và nghịch ngợm. Tuy nhiên, do tính chất công việc bận rộn, hai vợ chồng không phải lúc nào cũng có thể để mắt đến cậu con trai của mình. Nhất là những dịp cuối năm, nhiều việc, về nhà anh chỉ có thể ngồi chơi với con một lúc rồi lại về phòng giải quyết công việc còn dang dở của công ty.

Những lúc không chơi được với con, anh đưa cho cậu bé cái iPad của mình, để cậu có thể chơi game và xem các chương trình trẻ em trên Youtube cho đỡ nghịch. Và thế là iPad và YouTube trở thành "người bảo mẫu" của gia đình anh những khi vợ chồng anh bận rộn công việc.

Quảng cáo vẫn ngang nhiên xuất hiện trên các video YouTube dành cho trẻ em, đi kèm các bình luận tục tĩu - Ảnh 1.

Chuyện trẻ em "chúi mũi" vào máy tính bảng giờ đây đã trở nên vô cùng phổ biến

Câu chuyện trên có lẽ đã trở nên hết sức phổ biến ở thời điểm hiện tại, vì nó diễn ra ở rất nhiều gia đình xung quanh chúng ta. Không phải ai cũng có được may mắn có ông bà chăm cháu hộ, cũng chẳng phải ai cũng có điều kiện thuê bảo mẫu để chăm con hộ mình, và họ quay sang "nhờ cậy" những món đồ công nghệ cao để giữ cho những đứa trẻ ngồi yên không nghịch phá.

Chính vì lý do này, mà làm nội dung cho trẻ em trở thành "mỏ vàng" đối với giới YouTuber - những người làm nội dung trên YouTube. Trên thực tế, đây là một mảng nội dung được rất nhiều YouTuber "tấn công" vào, và độ phổ biến của nó có lẽ chỉ đứng sau Gaming mà thôi. Tuy nhiên, xét về doanh thu, mảng nội dung cho trẻ em lại mạnh hơn Gaming rất nhiều, bởi trẻ em, nói theo một cách nào đó, là những khán giả vô cùng trung thành, khi chúng có thể xem đi xem lại một đoạn clip hàng trăm lần liền, góp phần "cày view" lên rất cao. Một khi view cao, subs nhiều, những người làm nội dung sẽ có được doanh thu thông qua việc đặt quảng cáo trên video của mình.

Quảng cáo vẫn ngang nhiên xuất hiện trên các video YouTube dành cho trẻ em, đi kèm các bình luận tục tĩu - Ảnh 2.

Top 10 kênh Youtube nhiều Subscriber nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Hạng 4 và 6 là hai kênh nội dung dướng đến trẻ em, với hơn 2,5 triệu lượt Subscribe.

Bên cạnh những người làm nội dung chân chính, cũng không ít những người tìm mọi cách để trục lợi từ mảng nội dung dành cho trẻ em, tới mức sẵn sàng đăng những video có nội dung sai lệch, phản cảm, gây hại, nhưng trá hình dưới danh nghĩa "nội dung dành cho trẻ em".

Những nguy cơ tiềm ẩn

Còn nhớ năm ngoái, cộng đồng mạng đã dậy sóng trước việc có một kênh Youtube đăng tải những video gắn mác cho trẻ nhỏ nhưng lại có nhiều nội dung bạo lực và sexy. Các video này có sự tham gia của nhiều nhân vật hoạt hình quen thuộc với trẻ nhỏ như Người nhện, Công chúa Elsa, hay cô bé quàng khăn đỏ. Các video cũng được gắn từ khóa cho trẻ em, tên của những nhân vật hoạt hình này, vì thế mà khi các em tìm kiếm bằng những từ khóa quen thuộc cũng có thể ra ngay kết quả trên YouTube.

Quảng cáo vẫn ngang nhiên xuất hiện trên các video YouTube dành cho trẻ em, đi kèm các bình luận tục tĩu - Ảnh 3.

Quảng cáo vẫn xuất hiện trên các video có bình luận tục tĩu đi kèm, theo quan sát của chúng tôi.

Tình trạng này không chỉ diễn ra tại Việt Nam, mà còn phổ biến trên toàn thế giới, gây ra sự bức xúc cho dư luận. Về phía YouTube, họ tuyên bố đã có những điều khoản mới, cùng với thắt chặt việc quản lý nội dung hơn nữa để loại bỏ những video có chứa nội dung phản cảm, bạo lực, hở hang dụng tục ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên, có vẻ như những biện pháp kiểm duyệt mới vẫn còn nhiều kẽ hở, và vẫn để lọt rất nhiều những video "trá hình" như thế. Những video này đều chứa đầy những từ khóa hay được trẻ em tìm kiếm như "Người nhện", "Elsa", "Frozen", hay "Siêu nhân".

Quảng cáo vẫn ngang nhiên xuất hiện trên các video YouTube dành cho trẻ em, đi kèm các bình luận tục tĩu - Ảnh 4.

Chính vì lý do này, nhiều hãng quảng cáo lớn đã quyết định tạm ngưng hợp tác quảng cáo với YouTube, cho đến khi ông lớn này tìm ra được cách để giải quyết triệt để tình trạng nói trên. Tới tháng 3 năm 2017, sau vụ bê bối liên quan đến phát xít và phân biệt chủng tộc của PewDiePie (Youtuber có lượng subscribe cao nhất thế giới hiện tại), YouTube lại một lần nữa đưa ra những chính sách "mạnh tay" hơn để kiểm duyệt nội dung của mình. Và phải thêm 4-5 tháng sau đó nữa, sau những hứa hẹn sẽ làm mạnh tay để giải quyết dứt điểm tình trạng trên của Youtube, các hãng quảng cáo mới bắt đầu quay lại cộng tác với ông lớn này.

Tuy nhiên, kiểm duyệt nội dung mới chỉ là một phần của vấn đề mà thôi.

Quản lý nội dung không là chưa đủ

Ở thời điểm hiện tại, mặc dù vấn đề về nội dung đã được giải quyết tương đối triệt để, nhưng vẫn còn đó những nguy cơ tiềm ẩn khác có khả năng gây hại tới các khán giả nhí. Đó là những comment tục tĩu, không được ai kiểm duyệt, vẫn ngang nhiên hiện ở trên những video có nội dung hướng tới đối tượng khán giả là trẻ em.

Quảng cáo vẫn ngang nhiên xuất hiện trên các video YouTube dành cho trẻ em, đi kèm các bình luận tục tĩu - Ảnh 5.

Một trong số những bình luận được coi là "nhẹ nhàng" nhất với các video cho trẻ em

Quảng cáo vẫn ngang nhiên xuất hiện trên các video YouTube dành cho trẻ em, đi kèm các bình luận tục tĩu - Ảnh 6.

Quảng cáo vẫn ngang nhiên xuất hiện trên các video YouTube dành cho trẻ em, đi kèm các bình luận tục tĩu - Ảnh 7.

Quảng cáo vẫn ngang nhiên xuất hiện trên các video YouTube dành cho trẻ em, đi kèm các bình luận tục tĩu - Ảnh 8.

Quảng cáo vẫn ngang nhiên xuất hiện trên các video YouTube dành cho trẻ em, đi kèm các bình luận tục tĩu - Ảnh 9.

Quảng cáo vẫn ngang nhiên xuất hiện trên các video YouTube dành cho trẻ em, đi kèm các bình luận tục tĩu - Ảnh 10.

Quảng cáo vẫn ngang nhiên xuất hiện trên các video YouTube dành cho trẻ em, đi kèm các bình luận tục tĩu - Ảnh 11.

Rất nhiều comment thô tục ngang nhiên tồn tại trong những video với nội dung dành cho trẻ em

Quản lý comment là một trong những vấn đề "điên đầu" mà bao lâu nay YouTube vẫn chưa tìm ra cách giải quyết triệt để. Mặc dù ông lớn này đã từng hứa hẹn rất nhiều lần rằng sẽ tìm cách xử lý tình trạng này, nhưng rồi mọi chuyện vẫn cứ "đâu lại hoàn đấy". Hàng tuần có hàng chục ngàn video bị YouTube gỡ xuống hay bị tắt chế độ bình luận, nhưng sự thật thì những động thái này vẫn chưa đáng vào đâu so với số lượng video khổng lồ được tải lên YouTube hàng ngày.

Tác hại vô cùng tới các nhãn hàng trên YouTube

Chắc chắn, không một nhãn hàng nào muốn quảng cáo của mình xuất hiện đi kèm với các video có nội dung xấu hay bình luận tục tĩu. Vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh mà họ muốn xây dựng. Trước đây, YouTuber nổi tiếng thế giới PewDiePie từng dính vào rắc rối lớn khi phát ngôn phân biệt chủng tộc trên video của mình. Hệ quả là một loạt các nhãn hàng đính quảng cáo vào video của anh này bị ảnh hưởng. Bị công kích, phản đối dữ dội là chưa đủ, nhiều nhãn hàng buộc lòng phải dùng biện pháp mạnh là không hợp tác với Google để đăng quảng cáo qua YouTube nữa.

Ở Việt Nam, vấn đề này lại một lần nữa được lôi ra bàn luận. Rõ ràng, đội ngũ kiểm duyệt của YouTube không thể ngăn chặn những comment tục tĩu như vậy. Bằng chứng ngay ở trên, chúng tôi đã đăng tải. Kể cả vào lúc này, khi bạn vào bất cứ video nào "dành cho trẻ em" trên YouTube, bạn sẽ gặp những bình luận tương tự.

Trong quá khứ, đã có rất nhiều lần YouTube tuyên bố mạnh tay loại bỏ hàng loạt những tài khoản và video vi phạm ra khỏi hệ thống, cũng như phát triển AI và tuyển thêm nhân viên ở nhiều quốc gia khác nhau làm nhiệm vụ lọc bỏ và xử lý những comment tục tĩu, bậy bạ. Thế nhưng đa phần thì việc này chỉ kéo dài một thời gian mà thôi. Và khi dư luận lắng xuống, mọi chuyện lại trở về y nguyên như trước.

Có một sự thật là quản lý triệt để nội dung đã khó, quản lý bình luận dưới Video lại càng khó hơn, và đây không phải là điều mà chỉ một mình YouTube có thể làm được. Trách nhiệm quản lý và kiểm duyệt nội dung bình luận còn phải đến từ chính những người chủ kênh, những người đăng tải video lên trên nền tảng YouTube. Nếu là một người làm nội dung cho trẻ em thực sự có tâm, chắc chắn bạn sẽ không muốn trẻ em khi xem video của mình phải tiếp xúc với những comment chửi bới thô tục hay những từ ngữ nhạy cảm, gây hại. Còn về phía gia đình, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến những đứa con của mình hơn xem chúng đang làm gì, chơi gì, xem gì, thay vì chỉ đưa cho chúng điện thoại, iPad để chơi rồi mặc kệ chúng như trước.

Theo Kuroe

Từ khóa:  youtube
Cùng chuyên mục
XEM