Vì sao bức tượng ngựa phi từng là biểu tượng du lịch TQ không bao giờ có ảnh chụp chính diện? Tận mắt chứng kiến mới hiểu!

20/05/2021 20:32 PM | Sống

Dù xuất hiện trong sách giáo khoa và hay trên logo du lịch Trung Quốc năm 1983, bức tượng cũng chỉ được chụp ở góc nghiêng.

"Mã đạp phi yến" hay " Ngựa phi nước đại " là bức tượng đồng huyền thoại trong giới khảo cổ Trung Quốc. Bức tượng thời Đông Hán được coi là bảo vật quốc gia cấm đem ra nước ngoài triển lãm, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Cam Túc và nhiều lần xuất hiện trong sách giáo khoa Trung Quốc.

Điều bí ẩn là hình ảnh bức tượng này dù xuất hiện trong sách báo hay trên Internet cũng chỉ được chụp ở các góc nghiêng, khó mà tìm được ảnh chụp chính diện. Quả thật chỉ ảnh chụp nghiêng mới cho thấy dáng chạy uy dũng của con ngựa này song khi tìm đến Bảo tàng tỉnh Cam Túc, người ta sẽ nhận ra đó không phải lý do duy nhất!

Hành trình khai quật bức tượng "Ngựa phi nước đại"

Tháng 10/1969, khi một số người dân ở thị trấn Vũ Uy, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, đang đào hầm trú ẩn, họ bất ngờ phát hiện một vài viên gạch cứng được chôn lấp kỹ bên trong. Người dân nhanh chóng nhận ra đây là một bức tường gạch bao quanh một ngôi mộ cổ.

 Vì sao bức tượng ngựa phi từng là biểu tượng du lịch TQ không bao giờ có ảnh chụp chính diện? Tận mắt chứng kiến mới hiểu! - Ảnh 1.

Bức tượng "Ngựa phi nước đại" được trưng bày trong Bảo tàng tỉnh Cam Túc. Ảnh: Sohu

Cả một kho tàng di tích văn hoá đã xuất hiện bên trong ngôi mộ cổ này. Trong lăng mộ là cỗ xe ngựa bằng đồng, chất rất nhiều đồ đồng, trang sức, trong đó đặc sắc nhất là bức tượng đồng hình ngựa. Các chuyên gia xác định đây là lăng mộ thời Đông Hán, niên đại gần 2000 năm.

Cái tên "Ngựa phi nước đại" là do nhà thơ Quách Mạt Nhược đặt cho tác phẩm. Pho tượng bằng có thân cao 34,5 cm, dài 45 cm, rộng 13 cm.

Con ngựa đồng giữ đầu ngẩng cao, thân thể chắc khỏe và bốn chân thon dài, nhanh nhẹn. Ba chân của con ngựa ở trên không trong tư thế "chạy như bay", một chân đạp dưới đất lấy đà bay. Đây được đánh giá là một tác phẩm rất "có hồn", cho thấy sự mạnh mẽ, uy dũng của một linh vật thời đại.

Năm 1983, bức tượng "Ngựa phi nước đại" chính thức được chọn làm biểu tượng du lịch của đất nước tỷ dân. Đến năm 1986, Trung Quốc công nhận tác phẩm này là di tích văn hóa cấp quốc gia, đưa vào "Danh mục các di tích văn hoá bị cấm đưa ra nước ngoài".

 Vì sao bức tượng ngựa phi từng là biểu tượng du lịch TQ không bao giờ có ảnh chụp chính diện? Tận mắt chứng kiến mới hiểu! - Ảnh 2.

"Ngựa phi nước đại" được chọn làm biểu tượng du lịch Trung Quốc năm 1983. Ảnh: Sohu

Sau này, bức tượng "Ngựa phi nước đại" đã xuất hiện trong sách giáo khoa cấp tiểu học tại Trung Quốc, trở thành ví dụ trực quan, sinh động cho các em nhỏ khi học cụm từ "phi nước đại".

Vì sao không có ảnh chụp chính diện?

Tìm kiếm trên website chính thức của bảo tàng hay trên Internet, người ta khó có thể tìm thấy bức ảnh nào chụp chính diện tác phẩm này. Là do mặt trước của bức tượng bị hư hỏng hay phần đầu tạo tác quá xấu?

Khi đến thăm viện bảo tàng Cam Túc, một tài khoản Weibo đã chia sẻ bức ảnh chính diện của "Ngựa phi nước đại" và nó trông như thế này:

Con ngựa há miệng rộng với chủ ý tạo nên tư thế hí lên khi phi nước đại nhưng đối với người hiện đại, gương mặt này thật sự rất hài hước, giống như linh vật uy dũng đang "cười ha ha".

Hình tượng này khiến nhiều du khách đến chiêm ngưỡng bức tượng nổi tiếng cũng không nhịn được cười.

 Vì sao bức tượng ngựa phi từng là biểu tượng du lịch TQ không bao giờ có ảnh chụp chính diện? Tận mắt chứng kiến mới hiểu! - Ảnh 3.

Nhiều khách tham quan đã không nhịn được cười khi chiêm ngưỡng góc chính diện của bức tượng "Ngựa phi nước đại". Ảnh: Sohu

Hoá ra để đảm bảo tính nghiêm trang, tập trung thể hiện thông điệp về sự dũng cảm, kiên cường vượt qua khó khăn của bức tượng, các nhiếp ảnh gia đã chủ động chụp bức tượng từ góc nghiêng.

Ngày nay, nhiều phiên bản tượng lấy cảm hứng từ "Ngựa phi nước đại" cũng được người Trung Quốc bài trí trong phòng làm việc, coi đây là vật cát tường có tác dụng chiêu tài, mang lại may mắn cho gia chủ.

Bài viết tham khảo từ Sohu

Tammy

Cùng chuyên mục
XEM