Vì sao bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm hoãn xuất cảnh?
Việc ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh khi xác định người bị tố giác bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Theo nguồn tin, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh với bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, ngụ phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM). Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kể từ ngày 16-2 đến 29-4 để Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM phục vụ việc xác minh, điều tra.
Quyết định tạm hoãn được gửi lên Bộ Công an, Công an TP.HCM và cá nhân bà Phương Hằng.
Động thái mới nhất của cơ quan tố tụng
Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của Công an TP.HCM đối với bà Nguyễn Phương Hằng là động thái mới nhất của cơ quan tố tụng liên quan đến việc thời gian qua nhiều cá nhân đã có đơn tố giác bà Hằng. Nhiều cá nhân tố bà Hằng đã thực hiện các hành vi như: "Làm nhục người khác", "vu khống" và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Tạm hoãn xuất cảnh là đúng quy định pháp luật
Những người có đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng gồm: Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên, Công Vinh, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Nguyễn Đức Hiển và bà Đinh Thị Lan.
Trước đó, ngày 9-3, trao đổi với Mời luật sư nước ngoài để bào chữa được không?,đại diện Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết vụ việc liên quan đến các đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng vẫn đang được cơ quan điều tra tiếp tục xác minh. Do vụ việc này có tính chất phức tạp nên phía cơ quan điều tra đã gia hạn thêm hai tháng để tiếp tục xác minh làm rõ, khi nào có thông tin chính thức sẽ thông báo cụ thể cho các bên liên quan và cơ quan báo chí.
Tạm hoãn xuất cảnh là đúng quy định pháp luật
Sau khi báo chí thông tin việc tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Hằng, trên mạng xã hội xuất hiện các thông tin cho rằng bà Hằng sẽ ứng xử với các cáo buộc pháp lý bằng tư cách của một người nước ngoài, vì bà là người song tịch (có hai quốc tịch). Thậm chí, bà Hằng còn dọa sẽ kiện ra tòa án quốc tế, mời luật sư quốc tế, xin thôi quốc tịch Việt Nam và sẽ có công hàm gửi tới Lãnh sự quán Việt Nam để giải quyết.
Liên quan đến các thông tin gây nhiễu loạn trên, nhiều vấn đề pháp lý được đặt ra như: Vì sao bà Hằng bị tạm hoãn xuất cảnh? Pháp luật quốc tế có được sử dụng để áp dụng trong trường hợp này và bà Hằng có được thuê luật sư quốc tế để tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết?
Trao đổi với , luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết Điều 124 BLTTHS 2015 quy định có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn: Thứ nhất là tạm hoãn xuất cảnh đối với bị can, bị cáo. Thứ hai là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
"Trong trường hợp này, bà Hằng bị nhiều người tố giác nên Công an TP.HCM ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh là đúng theo quy định của pháp luật. Động thái này tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhằm khắc phục tình trạng trường hợp có tội phạm xảy ra thì người phạm tội xuất cảnh, bỏ trốn ra nước ngoài" - luật sư Tuấn nhận xét.
Về thời gian tạm hoãn xuất cảnh, khoản 3 Điều 124 BLTTHS nêu rõ thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Hiện nay, thời hạn tối đa để giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định tại Điều 147 BLTTHS là bốn tháng 20 ngày.
Mời luật sư nước ngoài để bào chữa được không?
Về việc áp dụng pháp luật để giải quyết, luật sư Tuấn cho biết theo quy định tại Điều 5 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam sẽ áp dụng BLHS của Việt Nam để giải quyết.
Chỉ có duy nhất một trường hợp được sử dụng điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế để giải quyết là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế.
Do đó, trường hợp bà Hằng đang có hai quốc tịch và nếu cơ quan công an xác định bà Hằng có phạm tội và không thuộc trường hợp được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao thì đương nhiên cơ quan tố tụng sẽ áp dụng BLHS của Việt Nam để giải quyết.
Về vấn đề thuê luật sư quốc tế để tham gia trong quá trình tố tụng, luật sư Tuấn cho rằng Điều 76 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) đã nêu rõ: Luật sư nước ngoài không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước tòa án Việt Nam.
Luật sư nước ngoài chỉ được phép tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài. Trường hợp tư vấn pháp luật Việt Nam thì phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy việc ai đó nói bà Hằng sẽ thuê luật sư nước ngoài tham gia tố tụng, bảo vệ, bào chữa cho bà trước tòa án là điều không thể.
Về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam
Khoản 2 Điều 27 Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam.
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Đang chấp hành bản án, quyết định của tòa án Việt Nam.
- Đang bị tạm giam để chờ thi hành án.
- Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
Hiện vụ việc bà Hằng vẫn đang được cơ quan công an giải quyết nguồn tin tố giác về tội phạm. Do đó, trường hợp kết quả giải quyết xác định có tội phạm xảy ra thì việc xin thôi quốc tịch Việt Nam của bà Hằng sẽ không thực hiện được.
Luật sư BÙI QUỐC TUẤN, Đoàn Luật sư TP.HCM