WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

13/06/2013 08:56 AM |

Tiền lương ở Trung Quốc tăng lên đang tạo cơ hội cho các nước đang phát triển khác (đặc biệt là Việt Nam) trở nên cạnh tranh hơn trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

Hôm qua (12/6), Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa công bố báo cáo có nhan đề “Less volatile, but slower growth” (tạm dịch: Ít biến động hơn nhưng tăng trưởng chậm hơn). Đây là bản báo cáo cập nhật dự báo của tổ chức này về triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2013, trong đó có Việt Nam. 

Theo đó, GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm nay –giảm so với mức 5,5% được đưa ra hồi tháng 1. Tăng trưởng của 2 năm 2014 và  2015 đều ở mức 5,4%. 

Về tỷ lệ cán cân vãng lai/GDP, con số dự báo cho năm 2013 là 5,6%. Trong 2 năm tiếp theo, tỷ lệ này giảm xuống lần lượt 3,3% và 1,0%. 


00-09201020112012201320142015
Tăng trưởng GDP6,6%6,4%6,2%5,2%5,3%5,4%5,4%
Tỷ lệ cán cân vãng lai/GDP-8,8%-3,8%0,2%5,9%5,6%3,3%1,0%

World Bank cho rằng xây dựng các biện pháp đối phó với các cú sốc trong tương lai (trong đó có cú sốc về hàng hóa) vẫn là ưu tiên hàng đầu của Lào, Việt Nam, các đảo Thái Bình Dương và Mông Cổ. Đây là những nơi mà quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế khu vực tạo thuận lợi cho tăng trưởng nhưng cũng khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
 
Về mặt tích cực, tiền lương ở Trung Quốc tăng lên đang tạo cơ hội cho các nước đang phát triển khác (đặc biệt là Việt Nam) trở nên cạnh tranh hơn trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Đồng thời, trong bối cảnh chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản khiến chi phí vốn của các tập đoàn đa quốc gia giảm xuống, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào các nền kinh tế châu Á sẽ tăng mạnh trong ngắn hạn, điển hình là ở Thái Lan và Việt Nam.

Các điều kiện về tiền tệ vẫn khá lỏng lẻo với phần lớn các NHTW giữ nguyên hoặc nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ, trong đó có các động thái cắt giảm lãi suất của Mông Cổ, Việt Nam và Thái Lan. 
Đà tăng trưởng của khu vực Đông Á được dự báo sẽ hồi phục ở mức 7,3% trong năm nay và 7,5% trong 2 năm tới nhờ vào các điều kiện bên ngoài đã được cải thiện. Tuy nhiên, những thay đổi lớn trong chính sách của Nhật Bản có thể khiến tương lai của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương biến động mạnh.  

Thu Hương

huongnt

Cùng chuyên mục
XEM