PMI tháng 2 đạt 51 điểm, thấp nhất trong 5 tháng

03/03/2014 10:13 AM |

Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất tiếp tục được duy trì, nhưng chậm. Sản lượng tăng vì số lượng đơn đặt hàng mới tăng. Sự thiếu hụt nguồn cung dẫn đến sự gia tăng chi phí đầu vào trong tháng.

Hôm nay, ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam phối hợp cùng với công ty Markit Economics công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 2/2014.

Theo đó, Chỉ số PMI toàn phần được điều chỉnh theo mùa - một chỉ số tổng hợp được tạo ra nhằm khái quát các điều kiện hoạt động của ngành sản xuất  tháng 2 đã giảm nhẹ từ 52,1 (tháng 1) xuống còn đạt 51 điểm. Tuy nhiên, kết quả này vẫn cho thấy một sự cải tiến các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực này.

Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất tiếp tục được duy trì, nhưng tăng trưởng thấp nhất kể từ tháng 10/2013 . Sản lượng tăng vì số lượng đơn đặt hàng mới tăng.

Đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ 5 trong vòng 6 tháng qua. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết nhu cầu của khách hàng đã tăng lên. Tuy nhiên, đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm trong tháng, sau khi tăng khiêm tốn trong tháng 1/2014.

Việc làm mới tăng chậm hơn. Lượng công việc tồn đọng đã giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2013. Hoạt động giao hàng hoá cho khách hàng đã làm giảm đáng kể tồn kho hàng hóa sau sản xuất tại các công ty sản xuất của Việt Nam. Tốc độ giảm hàng tồn kho là nhanh nhất kể từ tháng 4/2011.

Khối lượng công việc tăng lên khiến các công ty phải tuyển dụng thêm. Mức biên chế hiện nay đã tăng lên trong vòng 7 tháng qua.

Trong tháng 2, chi phí đầu vào cũng đã tăng lên do thiếu hụt nguồn cung, tuy nhiên, giá đầu ra vẫn được giữ ổn định.

Q.Nguyễn

thunm

Cùng chuyên mục
XEM