Câu chuyện về ngài Bộ trưởng Y tế Đức gốc Việt

14/11/2009 11:47 AM |

Có lẽ ít người được biết Tân Bộ trưởng Y tế Đức là một người gốc Việt

Những người hâm mộ tân Bộ trưởng Y tế Đức, gốc Việt Philipp Rösler như hâm mộ một siêu sao, tài tử điện ảnh được dịp hiểu sâu sắc thêm về con người và tài năng của ông, khi nhật báo Bild am Sonntag (BaS) thực hiện một cuộc phỏng vấn ông rất thú vị đầu tháng này.

Câu hỏi đầu tiên của họ như muốn thử thách cá tính của ông, người bình thường rất dễ bị chọc tức: "Vừa qua, trong Chương trình truyền hình Đức ARD, mang tên Beckmann, diễn viên hài Jochen Busse nói, chính phủ mới có một người Fidschi. Điều đó liệu có làm cho ngài khó chịu?".

Fidschi là tên bộ lạc và cũng là tên quốc gia quần đảo độc lập năm 1970, dân số gần 1 triệu người, diện tích 18.333 km2, nằm ở Nam Thái Bình Dương, cách Đức 20 giờ bay, dân Đức quen dùng để ám chỉ thời nguyên thuỷ, những người ăn lông ở lỗ.

Nếu ám chỉ đó phát ra từ cửa miệng chính khách sẽ bị coi là xúc phạm cả đối phương lẫn dân tộc Fidschi, một loại tội danh được quy định trong bộ luật hình sự Đức, bất cứ ai cũng có quyền phản ứng trả đũa, nhưng đây lại từ miệng một diễn viên hài kịch.

Phản ứng như thế nào, sẽ thể hiện bản lĩnh, tính cách của người đó.Rösler trả lời: "Là một chính khách, nếu tôi có ngay cảm giác bị xúc phạm, thì đã không còn là chính khách. Mỗi người phải tự quyết định nhân cách của mình, điều đó đúng với cả ông Busse. Ngoài ra đảo Fidschi nằm rất xa Việt Nam, nên nói như vậy cũng giống như bây giờ tôi gọi ngài là người Ấn Độ thôi".

Chính trị gia ngoại kiều ở một quốc gia thuần tộc như Đức là cả một vấn đề lớn, rất "nhạy cảm" hiểu theo nghĩa có nhiều ý kiến quan niệm đối ngược nhau, liên quan đến bản chất Đức trong con người chính trị gia đó, quyết định đến thái độ, tín nhiệm của dân chúng đối với họ.

BaS đặt vn đề thng thn: "Ngài sinh Vit Nam, t 9 tháng tui sng Đức. Bao nhiêu cht châu Á còn ngài?"

Rösler: "Đôi mắt dẹt, chiếc mũi tẹt, và mái tóc đen".

Câu trả lời thực và ít nhiều hài hước, để né tránh vấn đề cốt lõi, nhưng BaS không buông mục tiêu: "Và bên trong?".

Rösler: "Ít thôi, tôi thích món ăn châu Á". Rồi bổ sung thêm: "Nhiều người Đức cũng vậy".

Sẽ tâm đắc với câu trả lời của Philipp Rösler, nếu thừa nhận 3 khái niệm, con người sinh học nòi giống (Rösler dù sinh ra lớn lên ở đâu cũng không thể thay đổi được ngoại diện của mình), con người dân tộc liên quan đến bản sắc văn hoá (tuy nhiên khác với trước kia, trong thời đại hội nhập toàn cầu, con người ngày càng mang tính đa văn hoá) và con người quốc gia, lãnh thổ.

Hiến pháp Đức, điều 16, tuyên bố: người Đức là người mang quốc tịch Đức, có nghĩa Philipp Rösler là người Đức thực thụ, vì một nước Đức, đặt lợi ích nước Đức lên trên hết, chứ không phải một quốc gia nào khác.

Điu đó được BaS lng c trong câu hi tiếp theo: "Ngài mang nhng gì thuc tuýp người Đức?

Rösler: "Tôi nói tiếng Đức, tìm thấy nước Đức thật tuyệt vời cho mình và là thành viên của Chính phủ Đức. Nhiều hơn nữa, người Đức nào cũng không thể".

BaS chuyn sang vn đề thi s nht đang làm c nước Đức lo ngi, thuc trách nhim gii quyết ca Tân B trưởng: "Ngài là mt bác s gi chc B trưởng Sc kho Liên bang. Ngài đã có quyết định gì chng dch cúm ln chưa?"

Rösler: "Trước nhất phải chống dịch cúm thông thường, hiện tại còn nguy hiểm hơn. Tiếp đó chống cúm lợn".

Câu trả lời được BaS khai thác sang khía cạnh phương châm hành xử của một chính khách, bằng một câu hỏi tiếp: "Bộ trưởng Sức khoẻ tiền nhiệm đã từng có lúc nâng phòng cúm lợn lên cấp độ nguy hiểm (hơn cúm thông thường), vẫn bị bình chọn là chính khách không được yêu mến nhất nứơc. Điều đó có làm ngài lo lắng?"

Rösler: "... Nếu người ta nhận thấy phải có trách nhiệm với nhiệm sở của mình, thì buộc phải chấp nhận những chỉ trích không dễ chịu. Phần tôi, vạch ra mục đích rất rõ ràng, áp dụng một hệ thống chăm sóc sức khoẻ mới thực sự phát huy tác dụng đối với cả 80 triệu dân Đức. Nếu người ta chỉ hoài nghi cả những điều tốt đẹp sẽ đến, người ta không thể khởi động bất cứ một cải cách nào".

Chính sách cải cách y tế của FDP được Rösler đàm phán thành công với Union, FDP coi đó là thắng lợi lớn; trong khi phía phản đối, lại cáo buộc tạo ra tầng lớp công dân hạng 2 trong chăm sóc y tế.

Đây chính là thử thách đầu tiên đối với Tân Bộ trưởng, chinh phục được phiá phản đối hay không, phụ thuộc hoàn toàn vào cách thức cùng kết qủa thực tế do chính sách ông áp dụng đem lại.

BaS hi: "Ngày càng nhiu người dân có cm giác, đặc bit là nhng người đóng bo him nhà nước, nước Đức đang trên đường phân hoá thành 2 gii được chăm sóc sc kho khác nhau. Ngài định làm gì chng li s phân hoá đó... để nhng người đóng bo him nhà nứơc không còn cm thy mình là bnh nhân loi 2, trong khi mc phí đóng rt cao?"

Rösler: "Quan trọng nhất là chúng ta cần một hệ thống bảo hiểm có tính cạnh tranh cao. Phải đặt các quỹ bảo hiểm nhà nước tham gia vào quá trình đó. Họ phải được quyền đòi khách hàng trả mức phí bảo hiểm khác nhau, và có thể chào mức chăm sóc sức khoẻ khác nhau. Hiện nay khắp nơi đều chung một mức chăm sóc sức khoẻ với cùng một mức giá bảo hiểm, mà hầu như không một bệnh nhân nào có thể biết rõ đồng tiền họ bỏ ra đã chi phí tính toán ra sao?".

Ở Đức, bộ trưởng cũng chỉ là một công việc mưu sinh như bất kỳ công việc nào khác luôn chứa đựng trong chúng rủi ro: thất nghiệp, hoặc chuyển chỗ, đổi nghề bất cứ lúc nào. Người ta phấn đấu, làm việc vì mục đích mưu sinh, hạnh phúc cả đời mình, chứ không phải ngược lại vì công việc vốn chỉ đóng vai trò phương tiện. Rösler dù là một tài tử, siêu sao, Shooting-Star, thì vẫn cứ là một con người đời thực.

BaS hi: "Theo đui công vic chính trường đã làm nhiu cp v chng và gia đình tan v. Ngài đã sn sàng, đặt hnh phúc cá nhân ngài trước thách thc đó chưa?"

Rösler: "Nếu tôi cho rằng, đường công danh đe dọa gia đình, thì tôi đã lập tức ngừng lâu rồi. Tôi cũng đã nhìn thấy rất nhiều chính khách lao vào sự nghiệp, để đánh mất mái ấm của mình. Tuy nhiên một lúc nào đó sự nghiệp cũng sẽ kết thúc. Được gọi là bộ trưởng, nghe oách thật, nhưng tiếng gọi đó sẽ chấm dứt bất cứ lúc nào, trong khi con tôi cần gọi tôi là ba suốt cuộc đời. Tôi phải chăm sóc gia đình tôi để bảo đảm điều đó".

Người ta hay nói, sự nghiệp của người chồng thường có bóng dáng người vợ "phía sau". Đối với Rösler chính xác hơn phải nói "phía trước" khi ông "xin" ý kiến vợ trước lúc quyết định nhận chức bộ trưởng: "Tôi rất cảm ơn vợ tôi đã đồng ý tôi nhận chức bộ trưởng, nếu không thế, có lẽ tôi đã không thể".

Theo Tuần Việt Nam

ngocdiep

Cùng chuyên mục
XEM