Về hưu sớm năm 39 tuổi, cặp vợ chồng không dùng tiền tích lũy để đầu tư vào cổ phiếu vì lý do này

21/09/2021 20:04 PM | Sống

Những người chơi cổ phiếu thường mua riêng lẻ của từng quỹ và xác định thời điểm "chạm đỉnh" để bán với hi vọng sẽ kiếm lợi. Đối với Steve thì anh cho rằng, đó là một "công thức thảm họa" đối với người nghỉ hưu sớm.

Là một người về hưu sớm, Steve Adcock 39 tuổi và vợ Courtney 36 tuổi, có tài sản tích lũy trị giá 1,2 triệu đô la (27,4 tỷ đồng). Hai vợ chồng hy vọng sẽ sống hạnh phúc và vừa đủ bằng số tiền này trong suốt phần đời còn lại của họ.

Không giống như bạn tưởng tượng, họ hiếm khi dành thời gian để kiểm tra số tiền tích lũy đó của mình. Đó là bởi vì họ đã đưa ra quyết định đầu tư số tiền này từ rất sớm là: Không cố gắng chạy theo tính biến động của thị trường.

Cụ thể, họ dành số tiền tích lũy của mình để gửi vào các quỹ hữu trí phân bổ tới khoản đầu tư trái phiếu với mục tiêu dài hạn.

Bởi họ nghĩ rằng, những người chơi cổ phiếu thường mua riêng lẻ của từng quỹ và xác định thời điểm "chạm đỉnh" để bán với hi vọng sẽ kiếm lợi. Steve cho rằng, đó là một "công thức cho thảm họa" đối với người nghỉ hưu sớm.

Về hưu sớm năm 39 tuổi, cặp vợ chồng không dùng tiền tích lũy để đầu tư vào cổ phiếu vì lý do này - Ảnh 1.

Steve Adcock nghỉ hưu sớm năm 39 tuổi cùng với vợ Courtney 36 tuổi.

Adcock nói với CNBC Make It: "Không ai trong chúng ta có thể nói trước được tương lai. Và cũng không ai là rất giỏi và chính xác hoàn toàn trong việc xác định thời điểm thị trường cổ phiếu chạm đỉnh để bán ra".

Với tình trạng hiện tại khi đã nghỉ hưu sớm, lại có khoản tích lũy đủ thì Adcock cảm thấy rủi ro nếu mình lựa chọn đổ tiền vào cổ phiếu. Bởi lẽ, anh không còn một khoản thu nhập nào nếu số tiền tích lũy mang đi đầu tư bị "phản tác dụng".

Thay vào đó, Adcock tin rằng mình nên lựa chọn cách đầu tư "không cần phải khó khăn". Các quỹ hưu trí mà anh đầu tư vào được đa dạng hóa tới các trái phiếu có độ an toàn để giảm rủi ro và tự động chuyển số dư (phần tiền lãi) để tái đầu tư giúp anh tăng sức mạnh của lãi kém. Bởi anh cho rằng danh mục đầu tư là trái phiếu, vốn ít rủi ro hơn cổ phiếu theo năm tháng.

"Tôi không chọn cổ phiếu vì nó vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà thay vào đó là lựa chọn đầu tư vào trái phiếu. Theo năm tháng số tiền của tôi tăng đều với lãi suất cao hơn ngân hàng và tôi cảm thấy quyết định đó là an toàn và đúng đắn".

Ngoài việc tạo cảm giác yên tâm, chiến lược này còn giúp Adcock tiết kiệm thời gian. Anh dành rất ít thời gian mỗi tháng để xem xét các khoản đầu tư của mình có đi đúng với kế hoạch hay không. Bởi đầu tư vào trái phiếu sự biến động sẽ không cao như với cổ phiếu.

Steve nói: "Chúng tôi nghỉ hưu sớm là để thoái mái không phải để bước vào một trận chiến tài chính khác. Với cách đầu tư bền bỉ, ít khó khăn hơn giúp hai vợ chồng không cần phải xem tất cả báo cáo tài chính mà vẫn có lợi nhuận ổn định.

Chúng tôi không phải đa dạng hóa khoản đầu tư khi đi mua lẻ cổ phiếu mà số tiền bỏ vào quỹ hưu trí sẽ được các chuyên gia phân bổ giúp và diễn ra tự động. Chúng tôi chỉ cần trả chi phí quản lý cho họ khoảng 0,1%/năm tính trên tổng tài sản. Vì vậy, đối với cách quản lý khoản tích lũy này, chúng tôi chỉ cần dành vài giờ đồng hồ mỗi tháng để xem xét và đảm bảo rằng mình nhận về được bao nhiêu thay vì nơm nớp lo sợ từng phút từng giây".

Về hưu sớm năm 39 tuổi, cặp vợ chồng không dùng tiền tích lũy để đầu tư vào cổ phiếu vì lý do này - Ảnh 2.

Ngoài việc tạo cảm giác yên tâm, chiến lược này còn giúp Adcock tiết kiệm thời gian.

Cặp vợ chồng này vẫn bán các khoản trái phiếu mà mình đã đầu tư, nhưng chỉ khi thị trường tăng giá. Họ cẩn thận trong việc quản lý để không rút quá 4% tài sản trong danh mục đầu tư tại các quỹ hưu trí của mình mỗi năm.

Theo cnbc

Hồng Nhung

Cùng chuyên mục
XEM