Vẫn nghĩ chán nản, mệt mỏi sẽ khiến công việc trì trệ, nhưng khoa học đã cho thấy càng buồn chán, công việc càng đi lên

11/09/2017 16:14 PM | Sống

Chúng ta vẫn thường giữ quan niệm là tinh thần không tốt thì cả ngày hôm ấy sẽ chẳng làm được việc gì cả, tuy nhiên các nhà khoa học vừa công bố một nghiên cứu chứng minh quan niệm này sai hoàn toàn

Đối với những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật, cô đơn, buồn chán nhiều khi là điều thiết yếu trong quá trình tạo ra những sản phẩm để đời. Tuy nhiên, mới đây, các nhà kinh tế học, các chuyên gia về chính sách xã hội và các nhà khoa học đã công bố kết quả một nghiên cứu rằng chán nản cũng đem lại lợi ích cho lĩnh vực kinh doanh. Nhà tâm lí học Scott Barry Kaufman và nhà khoa học Carolyn Gregoire đã chứng minh cho điều này trong bản đánh giá kinh doanh Harvard.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đòi hỏi sự sáng tạo nhưng lại không có nhiều thời gian để dành cho việc suy nghĩ cho những sáng tạo bởi chúng ta cứ xoay vòng trong một xã hội “cần tiền”. Những phản xạ của não như đáp ứng lại những yêu cầu ngay lập tức hay tập trung vào một chủ đề luôn được cho là rất quan trọng trong công việc nhưng đôi khi não cũng cần có thời gian để thư giãn giống như cách chúng ta làm sau thời gian làm việc mệt mỏi, áp lực vậy.

Tuy nhiên, để não thư giãn, nghỉ ngơi không có nghĩa là chúng ta lười biếng hay chống đối làm việc. Đây chỉ là chế độ mặc định của não khi cần khởi động lại và thu thập những ý tưởng tốt nhất khi những ý tưởng trước đây đang rơi vào trạng thái không-thể-áp-dụng-được-nữa bởi vì bên trong chúng ta luôn cất giấu những cảm xúc, kí ức và suy nghĩ. Nhiều khu vực trong bộ não sẽ được thắp sáng lên khi chúng ta tập hợp lại quá khứ, hiện tại và tương lai để toàn tâm toàn ý nghĩ tới những phương pháp làm việc và ý tưởng mới.

Nhưng điều đó lại yêu cầu chúng ta cần có những khoảng thời gian ở một mình và yên tĩnh. Sự tồn tại đòi hỏi chúng ta phải bám lấy công việc nên nhiều khi chúng ta có cảm tưởng như ngạt thở, dường như bị trói chặt vào hai chữ “tiền bạc”, mà không thể dành lấy những phút nghỉ ngơi hiếm hoi cho bản thân mình.

Mỗi sáng đến nơi làm việc là lại phải check hòm mail, như thể công việc refresh hòm mail sẽ khiến chúng ta trở nên quan trọng hơn hết vậy. Nếu chúng ta lỡ không trả lời mail một ngày thì chắc chắn sẽ nhận được những lời chỉ trách, trách móc, phê bình hay đơn giản sẽ bị đánh giá là “một kẻ rũ bỏ đồng đội”. Theo các nhà thần kinh học, việc check mail và trả lời thư thường xuyên khiến chúng ta tiêu tốn rất nhiều thời gian đáng lẽ ra là dành cho việc suy nghĩ những ý tưởng mới.

Kaufman và Gregoire chia sẻ: “Văn hóa ngày nay nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tương tác liên tục giữa con người với con người, một phần lí do đến từ các phương tiện truyền thông. Bởi thế nên chúng ra có xu hướng coi thời gian ở một mình là thời gian lãng phí hoặc coi là dấu hiệu của một căn bệnh xã hội hiện đại. Thay vì lẽ đó chúng ta nên xem nó như một dấu hiệu của sự trưởng thành về mặt cảm xúc và sự phát triển tâm lí lành mạnh”.

Phần lớn nhiều nơi làm việc không khuyến khích việc nhân viên có dấu hiệu xuống tinh thần, buồn chán nhưng các sếp lại muốn nhân viên mang lại những thành quả tốt nhất cho công ty. Kaufman và Gregoire đã đưa ra một số lời khuyên dành cho các sếp để giúp nhân viên của họ có nhiều thời gian ở một mình và nâng cao khả năng suy nghĩ sáng tạo mà không làm giảm sự tương tác.

Nhân viên nên được cho phép làm việc tự do ở ngoài, nhất là khi họ được giao các dự án liên quan đến sáng tạo. Khi cần sự tập trung, ắt hẳn nhiều nhân viên sẽ tìm đến những quán café vắng người có âm nhạc du dương với một ly café sẽ nóng hổi. Kaufman và Gregoire cũng gợi ý các sếp nên sắp đặt những không gian yên tĩnh trong công ty dành cho nhân viên.

Tuy nhiên, điều mà hai nhà nghiên cứu mong muốn nhất là các sếp nên cố gắng làm cho tâm lí nhân viên lúc nào cũng được thoải mái nhất để có được những sản phẩm ưng ý nhất, ngay cả khi trong giờ làm nhân viên muốn ra ngoài đi bộ một chút.

Có một cách chắc chắn để nghỉ việc lấy lại tinh thần mà không sợ bị đuổi việc, đó là xin phép sếp, đặt vé đi du lịch. Thật không may, người Mỹ có một thói quen hại thân khủng khiếp, ngay cả trong kì nghỉ phép họ cũng dành hết cho công việc. Một cuộc khảo sát năm 2016 của NTR, the Robert Wood Johnson Foundation và the Harvard T.H. Chan School of Public Health kết hợp tổ chức đã chỉ ra một nửa số người Mỹ tham gia khảo sát làm việc hơn năm mươi giờ một tuần và những kì nghỉ lễ họ thường xuyên làm việc.

Kaufman và Gregoire đã viết trong bản đánh giá kinh doanh Harvard: “Các sếp nên thúc giục nhân viên sử dụng hết ngày phép để đi du lịch. Có thời gian nghỉ ngơi theo định kì sẽ mang lại cho nhân viên thêm năng lượng làm việc và trên hết là hiệu quả làm việc của cả nhóm”.

Ninh Linh

Cùng chuyên mục
XEM