Vải thiều Bắc Giang – từ nông trại đến siêu thị Nhật: Phải đủ 10 bước xử lý – bảo quản từ lúc thu hoạch đến nằm ở quầy kệ, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của VIAEP

03/06/2021 21:22 PM | Kinh doanh

Để có thể biến một 1kg vải thiều Bắc Giang từ 55.000 đồng ở vườn lên 350.000 - 500.000 đồng/kg tại siêu thị Nhật Bản, các bên liên quan đã bỏ ra rất nhiều công sức. Ngoài việc chủ vườn phải tuân thủ các quy chuẩn chất lượng khắt khe trong suốt thời gian canh tác, thì các công thu mua cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước xử lý – bảo quản.

Lựa chọn quả vải theo yêu cầu khách hàng, từ màu sắc - kích thước và quan trọng là không có khuyết tật như chấm đen, nấm bệnh.
Lựa chọn quả vải theo yêu cầu khách hàng, từ màu sắc - kích thước và quan trọng là không có khuyết tật như chấm đen, nấm bệnh.

NĂM 2021, BẮC GIANG DỰ TÍNH SẼ XUẤT KHẨU 1.000 TẤN VẢI THIỀU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Từ năm 2020, Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu quả vải tươi của Việt Nam. Cụ thể: Bộ Nông, lâm, ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã chính thức cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với vải thiều của tỉnh Bắc Giang. Theo đó, chúng ta đã phải trải qua hơn 5 năm đàm phán - nỗ lực đáp ứng các quy định khắt khe, mới có thể được cho phép nhập vải thiều Bắc Giang nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Năm 2021, toàn tỉnh Bắc Giang trồng 28.100ha vải thiều, sản lượng ước 180.000 tấn, tăng 15.000 tấn so với năm trước. Để phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, ngay từ đầu năm 2021, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, cùng các huyện Lục Ngạn, Tân Yên (Bắc Giang) đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật tập trung sản xuất vùng vải thiều với diện tích 219ha, sản lượng vải thiều ước khoảng 1.800 tấn.

Các doanh nghiệp phía Nhật cũng cho biết, dự kiến vụ vải thiều này họ sẽ nhập khẩu khoảng trên 1.000 tấn vải thiều từ Bắc Giang. Còn theo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang, lô vải thiều tươi 2 tấn của Việt Nam được chuyên chở bằng máy bay sang Nhật Bản mới đây đã được bán hết chỉ trong vòng vài tiếng đầu tiên mở bán.

Vải thiều Bắc Giang – từ nông trại đến siêu thị Nhật: Phải đủ 10 bước xử lý – bảo quản từ lúc thu hoạch đến nằm ở quầy kệ, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của VIAEP - Ảnh 1.
Vải thiều Bắc Giang – từ nông trại đến siêu thị Nhật: Phải đủ 10 bước xử lý – bảo quản từ lúc thu hoạch đến nằm ở quầy kệ, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của VIAEP - Ảnh 2.

Vùng trồng vải thiều xuất khẩu đi Nhật ở Bắc Giang.

Giá tiền các doanh nghiệp thu mua lô vải sớm đầu tiên của nông dân là 55.000 đồng/kg; giá bán tại các siêu thị Nhật Bản khoảng 350.000 - 500.000 đồng/kg. Đây là mức giá rất cao so với thị trường trong nước. Doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá rất cao, khen quả vải của Việt Nam đạt chất lượng tốt.

Hiện đã có 5 doanh nghiệp vào ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Trong đó, đặc biệt phải kể đến Chánh Thu – doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu trái cây có trụ sở tại tỉnh Bến Tre, cũng lặn lội ra liên kết cùng bà con tại đây. Chánh Thu cũng là doanh nghiệp đầu tiên thành công xuất khẩu xoài tươi sang Mỹ.

PHẢI ĐỦ 10 BƯỚC XỬ LÝ - BẢO QUẢN TỪ LÚC THU HOẠCH VẢI THIỀU CHO ĐẾN LÚC XẾP Ở QUẦY KỆ SIÊU THỊ NHẬT

Vải thiều Bắc Giang – từ nông trại đến siêu thị Nhật: Phải đủ 10 bước xử lý – bảo quản từ lúc thu hoạch đến nằm ở quầy kệ, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của VIAEP - Ảnh 3.

Chị Ngô Tường Vy và chị em nông dân trồng vải ở Bắc Giang.

Vải thiều Bắc Giang – từ nông trại đến siêu thị Nhật: Phải đủ 10 bước xử lý – bảo quản từ lúc thu hoạch đến nằm ở quầy kệ, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của VIAEP - Ảnh 4.

Cũng theo chị Ngô Tường Vy - Phó Giám đốc công ty XNK trái cây Chánh Thu, vải đi thị trường Nhật không chỉ khắt khe ở tiêu chuẩn canh tác mà còn ở các công đoạn xử lý sau thu hoạch.

Phần Chánh Thu, họ đã ứng dụng Công nghệ sơ chế, bảo quản quả vải thiều phục vụ xuất khẩu thị trường Nhật Bản của Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (VIAEP).

Còn theo ThS. Nguyễn Mạnh Hiểu – Trưởng Bộ Môn Bảo nông sản thực phẩm – VIAEP, để đảm bảo chất lượng quả vải thiều Bắc Giang tươi ngon tại thị trường Nhật Bản, các khâu trong chuỗi sản xuất phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Trong quá trình sơ chế bảo quản đều được các chuyên gia công nghệ của VIAEP giám sát chặt chẽ.

Quy trình VIAEP hiện được tính thành 13 bước, từ ‘quả vải tươi’ đến tay người tiêu dùng, trong đó xử lý sau thu hoạch và bảo quản phải trải qua 10 bước: từ cắt cuống, lựa chọn kích cỡ - trọng lượng, đóng rổ, khử trùng, rửa, xử lý bằng dung dịch, làm ráo, đóng gói/đóng thùng, làm lạnh sơ bộ, vận chuyển – xuất khẩu.

Cắt cuống: cắt cuống bằng kéo sắc, để cuống dài từ 0,3-0,5 cm (phần cắt cuống có thể được làm ngay tại vườn hoặc tại xưởng), làm sạch các tạp chất cơ học bám trên bề mặt quả, loại bỏ các quả không đạt yêu cầu (dập nát, sâu bệnh, thối hỏng...). Lưu ý: tuyệt đối không dùng tay bẻ cuống quả vải.

Vải thiều Bắc Giang – từ nông trại đến siêu thị Nhật: Phải đủ 10 bước xử lý – bảo quản từ lúc thu hoạch đến nằm ở quầy kệ, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của VIAEP - Ảnh 7.
Vải thiều Bắc Giang – từ nông trại đến siêu thị Nhật: Phải đủ 10 bước xử lý – bảo quản từ lúc thu hoạch đến nằm ở quầy kệ, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của VIAEP - Ảnh 8.

Lựa chọn quả vải theo yêu cầu khách hàng: theo màu sắc, kích thước... Sau đó, cho vải vào trong sọt có lỗ, chuẩn bị cho các công đoạn xử lý tiền bảo quản. Đặc biệt lưu lý loại bỏ các quả có khuyết tật, sâu đầu, vết dập, thối hỏng, chấm đen, nấm bệnh…

Đóng rổ: vải tuyệt đối không được rửa nước, đóng trong các sọt nhựa, thùng carton theo quy định của Cục BVTV và Nhật Bản (theo quy trình khử trùng) mỗi thùng 5 hoặc 18 kg. Lưu ý: để thuận tiện cho các công đoạn sơ chế và giảm giá thành nên sử dụng rổ nhựa tái sử dụng nhiều lần.

Khử trùng: xếp các thùng, sọt vải lên pallet và đưa vào thiết bị khử trùng sao cho đảm bảo thể thích sản phẩm tối đa bằng 38% thể tích bên trong buồng. Xử lý khí methyl bromide với liều lượng 32g/m3 trong 2h ở nhiệt 27.1°C. Quy trình xử lý được điều khiển tự động hoàn toàn.

Rửa trong V-clean lạnh với nhiệt độ 4-8°C, nồng độ 100ppm, trong 5 phút bằng thiết bị rửa có sục khí liên tụ. Nước có thể được làm lạnh bằng đá hoặc thiết bị chiller.

Vải thiều Bắc Giang – từ nông trại đến siêu thị Nhật: Phải đủ 10 bước xử lý – bảo quản từ lúc thu hoạch đến nằm ở quầy kệ, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của VIAEP - Ảnh 10.

Xử lý: quả vải sau khi rửa để ráo hết nước được tiếp tục chuyển sang xử lý với dung dịch V-treat (pha dung dịch trong nước đến khi đạt pH=2,0-2,3. Pha 5 chai V-Clean cho 1 bể 1000 lít) trong 3-5 phút.'

Làm ráo: vải thiều sau xử lý vẫn được để trong các sọt có lỗ, xếp trên pallet và được làm khô bề mặt bằng không khí tự nhiên hoặc trong kho lạnh bằng không khí lạnh khô (nhiệt độ 6-8ºC, RH 45-55%). Thời gian làm khô 30-60 phút, sau đó, chuyển vải đi bao gói khi bề mặt quả vải khô ráo, hết đọng nước.

Vải thiều Bắc Giang – từ nông trại đến siêu thị Nhật: Phải đủ 10 bước xử lý – bảo quản từ lúc thu hoạch đến nằm ở quầy kệ, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của VIAEP - Ảnh 11.

Đóng gói/đóng thùng: sau khi làm ráo vải được đóng vào các thùng giấy (5kg/thùng). Sau đó đóng trong màng V-MAP (do Viện cung cấp), sau đó đóng vào thùng carton theo quy cách, thùng carton có lỗ phải có lưới chống côn trùng theo quy định.

Làm lạnh sơ bộ: vải trước khi xuất kho phải được làm lạnh trong khó lạnh sơ bộ (có luồng gió cưỡng bức) nhiệt độ cài đặt kho 0-4°C cho đến khi nhiệt độ tâm quả 4±0,5ºC, 90-95%RH chờ xuất hàng.

Vận chuyển/ xuất khẩu: vải thiều xuất khẩu được vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không. Trong quá trình vận chuyển/xuất khẩu, phải đảm bảo điều kiện bảo quản vải thiều (nhiệt tâm quả 4,0±0,5ºC). Cài nhiệt độ Container 0÷4°C trong suốt quá trình vận chuyển.

NGƯỜI VIỆT MÌNH NÊN MUA VẢI THIỀU BẮC GIANG VỚI MỨC GIÁ XỨNG TẦM, ĐỪNG NÓI ĐẾN CHỮ 'GIẢI CỨU'

Vải thiều Bắc Giang – từ nông trại đến siêu thị Nhật: Phải đủ 10 bước xử lý – bảo quản từ lúc thu hoạch đến nằm ở quầy kệ, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của VIAEP - Ảnh 13.

Chị Ngô Tường Vy

Cũng theo chia sẻ của chị Ngô Tường Vy, năm nay vì dịch Covid-19, mà chị không thể nào ra ‘chiến đấu’ cùng các bác nông dân được; nhưng chị vẫn sẽ chiến đấu hết mình để mang trái vải của Việt Nam chinh phục khách hàng tại Nhật - đặc biệt là những người Nhật bản xứ...

Hơn nữa, năm nay sẽ là 1 năm rất khó khăn khi chúng ta phải đối diện với dịch bệnh đúng vào mùa vụ vải. Đây không chỉ là nỗi lo của nông dân mà còn là lãnh đạo các Bộ ngành và đặc biệt là lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, khi phải tổng lực tìm mọi phương án tiêu thụ cho quả vải để giảm bớt lo lắng và mang lại thu nhập tốt hơn cho bà con nông dân.

"Chưa bao giờ, tôi lại thấy trách nhiệm mang vải tươi Bắc Giang đến với thị trường Nhật lại nặng nề như bây giờ. Hy vọng là các doanh nghiệp, thương lái của Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình để hỗ trợ cho bà con, bằng cái tâm mà không phải vì lợi nhuận.

Tôi cũng mong rằng, người tiêu dùng Việt Nam - mỗi người hãy nghĩ đến cái tình ‘đồng bào’ mà phấn khởi mua vải để cùng chia sẻ niềm vui được mùa của bà con nông dân Bắc Giang...

Sản phẩm chúng ta được người Nhật săn đón như vậy, thì không có lý do gì, chúng ta không thử mỗi người mua 1kg vải với mức giá xứng tầm của nó! Sao phải dùng từ "giải cứu", tôi chả thích 2 từ này chút nào hết! Nông dân họ chăm sóc cực khổ để ra được quả, thì chúng ta hãy trân trọng giá trị của họ. Tôi thấy điều đó rất hợp lý!

Bắc Giang ơi đừng sợ! Đừng lo lắng, mà hãy chiến đấu hết sức mình để được ôm nhau mừng chiến thắng sau vụ mùa vải năm nay nhé. Dù như thế nào, thì chúng ta hãy hãnh diện vì sản phẩm vải của Việt Nam được nhà nhập khẩu đánh giá là ngon nhất tại thị trường Nhật rồi", Ngô Tường Vy đề nghị.

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM