Vắc xin của AstraZeneca: 79% ngăn ngừa bệnh COVID-19 có triệu chứng

23/03/2021 08:29 AM | Xã hội

Sáng 23/3 Bộ Y tế cho biết có thêm 2.060 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong ngày 22/3.

Tin từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia cho hay, tính đến 16 giờ ngày 22/3, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 36.082 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Chi tiết 36.082 người được tiêm tại 16 tỉnh/TP trong các ngày từ 8-22/3 như sau:

- Tỉnh Hải Dương: 17.248 người

- TP. Hà Nội: 6.545 người

- TP. Hải Phòng: 376 người

- Tỉnh Hưng Yên: 2.665 người

- Tỉnh Bắc Ninh: 2.533 người

- Tỉnh Bắc Giang: 2.904 người

- Tỉnh Hòa Bình: 887 người

- Hà Giang: 176 người

- Điện Biên: 244 người

- TP. Đà Nẵng: 117 người

- Tỉnh Khánh Hòa: 105 người

- Tỉnh Gia Lai: 380 người

- TP. Hồ Chí Minh: 926 người

- Bà Rịa Vũng Tàu: 87 người

- Bình Dương: 645 người

- Tỉnh Long An: 244 người

Bộ Y tế thông tin cho biết, AstraZeneca đã công bố kết quả tổng quan trên cơ sở phân tích sơ bộ các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của vắc xin AZD1222 do AstraZeneca thực hiện tại Hoa Kỳ.

Dữ liệu cho thấy hiệu quả bảo vệ của vắc xin đã được chứng minh có ý nghĩa thống kê là 79% trong việc phòng ngừa COVID-19 có triệu chứng và 100% trong việc phòng ngừa bệnh nặng và nhập viện do COVID-19. Đặc biệt:

Thử nghiệm giai đoạn III này được AstraZeneca tiến hành tại Hoa Kỳ với chế độ hai liều vắc xin tiêm cách nhau 4 tuần.

Hiệu quả bảo vệ của vắc xin là nhất quán giữa các nhóm chủng tộc và các nhóm tuổi khác nhau. Đáng chú ý, hiệu quả bảo vệ của vắc xin là 80% ở những đối tượng tham gia từ 65 tuổi trở lên, chiếm khoảng 20% tổng số đối tượng tham gia thử nghiệm.

Thử nghiệm giai đoạn III tại Mỹ do AstraZeneca triển khai với chế độ hai liều dùng trong khoảng thời gian bốn tuần. Các thử nghiệm trước đây cho thấy, việc kéo dài khoảng cách giữa hai liều dùng đến 12 tuần được chứng minh mang lại hiệu quả cao hơn. Kết quả này cũng được củng cố qua dữ liệu về đáp ứng sinh miễn dịch.

TS Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở giai đoạn tiền lâm sàng, thử nghiệm lâm sàng ở các giai đoạn khác nhau của 3 vắc xin do Việt Nam nghiên cứu, phát triển đều cho kết quả tốt, triển vọng. Hy vọng vào cuối quý 3- tháng 9/2021, Việt Nam sẽ có vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên.

Hà Minh

Cùng chuyên mục
XEM