Ứng dụng AI vào xu hướng IoT, ai đang là lá cờ đầu?

15/09/2017 14:12 PM | Công nghệ

Theo ước tính, cho đến năm 2020, sẽ có tổng cộng 30 tỷ thiết bị được kết nối Internet (theo báo cáo của IHS, tháng 3 năm 2016). Bài toán đặt ra hiện nay là phải tìm cách để chuyển đổi khối lượng dữ liệu lớn đã thu thập được thành giá trị hữu hình. Và AI chính là lời giải đáp hoàn hảo.

Internet of Things (IoT) đang phát triển với tốc độ vũ bão và thay đổi hoàn toàn bộ mặt của rất nhiều ngành công nghiệp. Hiểu biết một cách sâu sắc những xu hướng công nghệ, Schneider Electric đã đưa những kiến trúc của IoT – Dữ liệu lớn vào các sản phẩm và hệ thống có mặt trên thị trường đồng thời tiến những bước vững chắc vào lĩnh vực IoT khi ứng dụng thành công công nghệ cảm biến và truyền động cũng như phát kiến đột phá gần đây: trí tuệ nhân tạo (AI).

AI – nhân tố thay đổi cuộc chơi IoT

Theo ước tính, cho đến năm 2020, sẽ có tổng cộng 30 tỷ thiết bị được kết nối Internet (theo báo cáo của IHS, tháng 3 năm 2016). Bài toán đặt ra hiện nay là phải tìm cách để chuyển đổi khối lượng dữ liệu lớn đã thu thập được thành giá trị hữu hình. Và AI chính là lời giải đáp hoàn hảo.

Big data là nhiên liệu hoàn hảo để AI có thể phát huy sức mạnh vượt trội của nó. AI giúp phân tích bức tranh dữ liệu và tìm ra ý nghĩa đằng sau thông qua machine learning (như trong việc dự báo để duy trì trạng thái), augmented reality (thực tế tăng cường - phân tích dữ liệu trong bối cảnh), và deep learning (công nghệ mô phỏng khả năng học hỏi của não bộ con người).

Sự giao thoa giữa AI và IoT cũng tạo nên những đột phá quan trọng trong các ngành công nghiệp hiện nay khi: Mở các giới hạn mới để đánh giá và kiểm chứng các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm cùng mô hình doanh thu của chúng; tái định nghĩa quá trình tương tác giữa con người và máy móc ở một mức độ hoàn toàn mới và tạo ra các hệ thống có khả năng học hỏi từ chính những dữ liệu mà chúng xử lý.

Vị thế tiên phong và ứng dụng AI trong các sản phẩm của Schneider Electric

"Schneider Electric đã sử dụng công nghệ AI để chuyển dữ liệu lớn thành những phát kiến có thể áp dụng ngay vào quá trình vận hành. Kiến trúc mở EcoStruxure™ được IoT hỗ trợ, chính là "phương tiện" để thực hiện được điều này khi kết hợp toàn bộ công nghệ quản lý năng lượng, tự động hoá, kết nối và phần mềm. Nhờ đó, các khách hàng của Schneider có thể duy trì và tự tạo nên những lợi thế cạnh tranh riêng biệt trong nền kinh tế kỹ thuật số ngày nay.

Cũng cần phải nói thêm rằng, kiến trúc EcoStruxure™ được tạo ra xuất phát từ hiểu biết rằng dữ liệu đến từ mọi thiết bị, từ các nhà sản xuất đến nhà cung cấp. Để có thể tìm kiếm được những phát kiến, sự thật ngầm hiểu quan trọng, việc thu thập dữ liệu từ hệ thống cũng như các đối tác liên quan là hoàn toàn cần thiết. Nhờ đó, khách hàng có thể đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược một cách hiệu quả và toàn diện nhất".

Schneider Electric hiện đang sở hữu hơn 1 tỉ thiết bị được kết nối với sự hỗ trợ của hơn 9,000 hệ thống tích hợp, trong nhiều nhóm ngành cũng như phân khúc thị trường. Sự phân bố đa dạng này tạo cho Schneider Electric một vị thế độc đáo để phát triển các nền tảng kế tiếp, quyết định các quy chuẩn cần thiết đồng thời tiếp tục dẫn đầu những đột phá công nghệ và ứng dụng trong tương lai.

Chưa dừng lại, Schneider Electric còn đang phối hợp với những đối tác hàng đầu như Microsoft để tận dụng nền tảng điện toán đám mây Microsoft Azure nhằm cung cấp các dịch vụ, ứng dụng và phân tích dữ liệu số hay Accenture nhằm xây dựng một nhà máy dịch vụ kỹ thuật số thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp và dịch vụ IoT. Để tiếp tục khẳng định vị thế của mình, Schneider Electric còn tiếp tục mở rộng ứng dụng nền tảng Salesforce Customer Success Platform nhằm nâng cao phạm vi kết nối và và mang lại những giá trị cộng thêm cho các khách hàng của tập đoàn.

Huyền My

Cùng chuyên mục
XEM