Tại sao nền tảng Parse là nước cờ chiến lược của Facebook cho thời đại IoT?

05/04/2015 09:54 AM | Công nghệ

Facebook đã tiến một bước lớn vào thế giới của những thiết bị được kết nối với nhau.

Nội dung nổi bật: 

- Vừa qua, Facebook đã phát hành một phiên bản của nền tảng phát triển di động Parse dành cho IoT và, bằng việc làm này, Facebook đã tham gia vào cùng với Apple, Google và Samsung như là những công ty lớn đáng được theo dõi trong không gian tiêu dùng IoT.

* Internet of Things (IoT) là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet, người dùng (chủ) có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng mà chỉ bằng một thiết bị thông minh, chẳng hạn như smartphone, tablet, PC hay thậm chí chỉ bằng một chiếc  smartwatch  nhỏ bé trên tay.


CEO của Parse, Ilya Sukhar, tuyên bố Facebook sẽ cung cấp một công cụ phát triển phần mềm dành cho nền tảng của Parse tới các nhà phát triển đang tạo dựng nên các thiết bị kết nối (như những gì Facebook đã làm cho các nhà phát triển phần mềm di động).

Sukhar còn nói rằng mạng xã hội này (FB) sẽ đặt Parse SDKs vào bảng điều khiển Arduino Yún , thực hiện việc cài đặt trước SDK vào những nền tảng phần cứng khác và cung cấp phiên bản mã nguồn mở Embedded C nhằm vào cả Linux (vì thế bạn có thể chạy nó trên Raspberry Pi) và các hệ điều hành thời gian thực khác hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Khi Facebook mua lại Parse vào tháng 4/2013, công ty muốn việc xây dựng ứng dụng di động dễ dàng hơn bằng cách loại bỏ tính phức tạp trong việc nhận ra làm cách nào để thiết kế những công việc rắc rối như việc khiến những thông báo hoạt động đúng lúc hay việc tìm hiểu làm cách nào để giải quyết nhiều thiết bị đăng nhập vào một máy chủ đám mây. Bằng việc tạo ra một nền tảng, Parse khiến cho việc xây dựng nên một ứng dụng di động có thể được tiếp cận dễ dàng hơn và giúp sáng tạo nhiều hệ sinh thái ứng dụng hơn cho các thiết bị di động.

Việc làm này còn trở nên hữu ích khi nói tới IoT, với nền tảng Parse có thể giải quyết 2 vấn đề lớn:

Đầu tiên, nhiều nhà phát triển đang gặp khó khăn để tạo nên mối liên kết của các thiết bị và phần mềm có thể làm việc cùng nhau, đặc biệt là khi nó liên quan tới việc thể nghiệm một ý tưởng. Với những nhà phát triển và công ty khởi nghiệp, nền tảng Parse sẽ cùng với các đối thủ khác giúp những nhà phát triển phần mềm này phát triển.

Và không chỉ có những nhà phát triển phần mềm. Ngay cả những công ty lớn cũng đang thử nghiệm thiết bị và ý tưởng về IoT, và cũng đang làm việc nội bộ với các ban phát triển và ứng dụng, trước khi họ xây dựng một sản phẩm kết nối. Tại mức độ này Facebook sẽ cạnh tranh với các công ty mới thành lập như Ayla Networks, Electric Imp, Spark Labs và Technical Machine, những công ty đã huy động được tổng cộng hơn 41 triệu USD trong từ quỹ đầu tư mạo hiểm.

Vấn đề thứ 2 mà nền tảng Parse có thể giải quyết có vẻ xa vời đôi chút, và sẽ phụ thuộc vào việc thị trường phát triển như thế nào. Hiện nay đang có một mối quan hệ 1-1 giữa một thiết bị và ứng dụng của nó, nhưng điều đó sẽ không đúng mãi mãi.

Tôi đã cho chạy các ứng dụng trên điện thoại của mình và nó đã kết hợp các dữ liệu từ các thiết bị kết nối khác ở nhà tôi, và tôi có thể thấy vai trò của những ứng dụng liên kết một yếu tố từ nhiều thiết bị để cung cấp cho tôi chỉ một dịch vụ. Một ví dụ chính là việc lấy một thứ từ tủ lạnh của tôi, dữ liệu từ ứng dụng theo dõi thực phẩm và có thể là tốc độ tôi ăn từ chiếc nĩa được kết nối của tôi – và nhập tất cả chúng vào một ứng dụng điên rồ về giảm cân.

Một ngày nào đó, Parse có thể sẽ giúp nhà phát triển phần mềm lấy dữ liệu từ nguồn sẵn có trên nền tảng, nhưng ngay cả bây giờ nó có thể giúp tạo ra một thứ gì đó ngay cả nếu như không có thiết bị thích hợp nào với ứng dụng đó.

Facebook đã có được một vài khách hàng như Chamberlain, công ty sản xuất thiết bị kết nối mở cửa gara với tên gọi MyQ, và Roost, một công ty mới thành lập sản xuất một bộ phát Wifi lạ thường biến những chiếc máy phát hiện khói sẵn có thành những thiết bị phát hiện khói được kết nối.

Với CEO của Roost, Roel Peeters, việc sử dụng nền tảng Parse là điều không phải suy nghĩ khi anh nhìn vào chi phí, “Tôi đã tính toán và tôi nghĩ tôi sẽ bắt đầu trả tiền cho Facebook chỉ sau khi tôi đạt tới 10 triệu thiết bị”.

Đối với Facebook, đây có thể là khởi đầu cho việc cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác để nắm một vai trò nhất định trong thời đại IoT đang phát triển mạnh. Tuy vậy, Facebook vẫn chưa chuyển nền tảng Parse vào hạ tầng của công ty. Thay vào đó, hầu hết nền tảng Parse vẫn đang ở trên đám mây của Amazon, nơi Parse bắt đầu xây dựng nền tảng của nó.

Vì thế Facebook đang cạnh tranh để cung cấp dịch vụ đám mây cho IoT – trên đám mây của người khác - chí ít là vào lúc này.

>> Biến Messenger thành nền tảng: Lý do Facebook để WhatsApp độc lập sau khi mua lại?

Thanh Vân

CTV Thinh OrientVN

Cùng chuyên mục
XEM