Tỷ phú Rockefeller “chỉ đường”: Chìa khóa để trở nên GIÀU CÓ không chỉ là cố gắng mà còn ở 3 ĐIỀU này!
Những bài học được đúc rút từ các bức thư chứa đựng bí quyết thành công của dòng họ giàu hàng đầu thế giới suốt hơn 100 năm qua.
John D. Rockefeller là "vua dầu mỏ", "ông trùm kinh doanh" và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ. Ông là người đã sáng lập nên đế chế dầu mỏ lừng lẫy – Tập đoàn Standard Oil, có biệt danh là “Vua dầu mỏ”. John D. Rockefeller trở thành tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ vào năm 1916. Vào thời kỳ đỉnh cao, ông độc quyền 80% ngành lọc dầu của Mỹ và 90% ngành kinh doanh đường ống dẫn dầu.
Rockefeller không chỉ là doanh nhân thành đạt mà còn là một người cha có tầm nhìn, quan tâm sâu sắc đến con cái. Ông đã để lại những bài học trí tuệ của mình qua 38 bức thư ông viết cho con cái mình, chứa chưa đựng những tinh hoa mà ông muốn truyền lại cho thế hệ sau.
Trong những lời khuyên mà ông “vua dầu mỏ” gửi gắm qua những bức thư ông viết cho con trai, dưới đây là 3 bài học nhỏ được đúc rút ra:
May mắn phụ thuộc vào kế hoạch
Trong thư tỷ phú Rockefeller viết cho con trai, một trong những điều mà Rockefeller đề cập chính là vận may phụ thuộc vào việc lên kế hoạch. Theo ông, mỗi người đều là kiến trúc sư và nhà thiết kế của vận mệnh của chính mình.
Khi còn nhỏ, Rockefeller nghèo đến mức phải nhờ hàng xóm giúp trả tiền sách vở. Nhiều người nếu ở trong hoàn cảnh tồi tệ như vậy có thể sẽ chọn cách từ bỏ, chấp nhận số phận, nhưng Rockefeller không như thế. Ông đã cố gắng hết sức để nắm giữ vận may của mình, không ngừng lên kế hoạch để thay đổi vận may của mình.
Xuất thân từ một gia đình nghèo khó, ông đã có kế hoạch kiếm tiền rõ ràng từ sớm. Ông bắt đầu đi làm, tiết kiệm tiền, và khi mới hơn 20 tuổi, ông đã tự mình khởi nghiệp và có khoản tiết kiệm đáng kể. Đây là cách ông thay đổi vận may của mình thông qua việc lên kế hoạch, không phó mặc cho số phận.
Trong cuộc sống thực, nhiều người trái ngược với Rockefeller, họ cho rằng vận may là điều không thể kiểm soát. Thực tế, vận may có thể kiểm soát được, không phải 100% nhưng chắc chắn là 90%. Ví dụ, nếu bạn có kỳ thi vào ngày mai và tối nay bạn ôn tập kỹ lưỡng, ngày mai bạn sẽ làm được nhiều bài hơn, vận may của bạn sẽ tốt hơn.
Việc trở nên giàu có thực ra là kết quả của nhiều lần thành công tích lũy lại. Nếu bạn có thể kiểm soát vận may của mình mỗi lần, số lần thành công của bạn cũng sẽ tăng lên.
Coi công việc là niềm vui
Theo Rockefeller, ông cho rằng: “Yêu công việc là một niềm tin. Với niềm tin này, chúng ta có thể biến những ngọn núi tuyệt vọng thành những tảng đá hy vọng. Nếu bạn coi công việc là một niềm vui, cuộc sống sẽ là thiên đường; nếu bạn coi công việc là một nghĩa vụ, cuộc sống sẽ là địa ngục”.
Rockefeller có thái độ như thế nào đối với công việc? Ông có thể dậy sớm vào lúc 6 giờ sáng để là người đầu tiên đến công ty và làm việc với sự tập trung cao độ mà không tỏ ra chán nản hay mệt mỏi. Ban đầu, ông cũng không hứng thú với công việc, nhưng dần dần ông tìm thấy niềm vui trong công việc và ngày càng yêu thích nó. Những kỹ năng mà ông phát triển từ công việc đã tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công sau này của ông.
Chúng ta phải tìm thấy niềm vui trong công việc thì mới có thể trở nên giàu có. Dù không có niềm vui, chúng ta cũng cần tạo niềm vui cho công việc. Bởi để trở nên giàu có không phải là điều dễ dàng, cần phải có nền tảng kỹ năng mạnh mẽ. Và kỹ năng mạnh mẽ không thể được rèn luyện bằng việc ở nhà hoặc chơi với bạn bè, mà phải được rèn luyện qua việc làm việc chăm chỉ và liên tục trong các công ty khác nhau để đạt đến mức độ tiêu chuẩn.
Nếu bạn không tìm thấy niềm vui trong công việc, làm sao bạn có thể tiếp tục rèn luyện kỹ năng của mình trong công ty? Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tự chặn con đường trở nên giàu có của mình. Nhiều người hiện nay coi công việc là gánh nặng, thực ra họ đang tự cắt đứt con đường trở nên giàu có của mình. Chỉ cần bạn duy trì được cảm giác mới mẻ trong công việc và nhận được phản hồi từ công việc, bạn sẽ ngày càng hứng thú hơn với công việc.
Hãy cẩn thận trong mọi việc, những điều nhỏ nhặt có ảnh hưởng đến bạn
Rockefeller đề cập là mọi việc phải được xử lý cẩn thận, ngay cả những việc nhỏ cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bạn.
Rockefeller đã đưa ra một ví dụ về bữa trưa miễn phí. Một người ăn mày thường xuyên đến một nhà hàng để nhận bữa trưa miễn phí, mỗi lần chỉ có một bát mì. Một ngày nọ, nhà hàng đột nhiên không phục vụ nữa, và người ăn mày chết đói. Ban đầu, nếu anh ta không nhận bữa trưa miễn phí, có lẽ anh ta đã không chết đói. Việc nhận bữa trưa miễn phí là một việc nhỏ, nhưng đã tạo ra thói quen không làm việc của anh ta. Khi không còn bữa trưa miễn phí, anh ta hoàn toàn mất khả năng tự sinh tồn.
Đây là lý do tại sao Rockefeller khuyên chúng ta nên cẩn thận với từng việc nhỏ, vì mỗi việc nhỏ khi nhìn riêng lẻ có thể không quan trọng, nhưng chúng lại xây dựng nên thói quen của bạn. Từ một tháng này sang tháng khác, những việc nhỏ có thể trở thành việc lớn.