Tỷ phú nói suông: Hứa hẹn với cả thế giới đủ điều, nhưng với tư cách là người giàu nhất thế giới, Elon Musk đã thực hiện được bao nhiêu?

23/04/2022 09:30 AM | Kinh doanh

Chẳng những gây sốc bởi những phát ngôn thường xuyên bị đánh giá là "ngông cuồng" của mình, Elon Musk còn khiến nhiều người hụt hẫng vì "nói một đằng, làm một nẻo".

"Nếu Chương trình Lương thực thế giới (WFP) có thể mô tả chính xác, công khai và minh bạch cách thức 6 tỉ USD sẽ giải quyết nạn đói trên thế giới thế nào, tôi sẽ bán cổ phiếu Tesla ngay bây giờ và làm điều đó". Vào ngày 31/10 năm ngoái, Elon Musk đã đăng dòng tweet này, tuyên bố rằng nếu Liên Hợp Quốc đưa ra đề xuất giải quyết nạn đói trên thế giới với 6 tỷ USD, ông sẽ đóng góp số tiền này.

Hai tuần sau, người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc đã tweet về kế hoạch trị giá 6,6 tỷ USD để "ngăn chặn nạn đói vào năm 2022", họ còn gắn thẻ Musk và vạch ra các đề mục lớn. Tuy nhiên, kể từ tháng 2/2022, WFP vẫn không nhận được một xu nào từ người đàn ông giàu nhất thế giới. Dù có thể kế hoạch của Liên Hợp Quốc không thể thuyết phục được ông, nhưng ai cũng thấy hơi ngạc nhiên khi vị tỷ phú không sẵn lòng quyên góp một phần nhỏ trong khối tài sản khổng lồ của mình để giải quyết nạn đói trên thế giới.

Những người như Elon Musk không giàu lên bằng cách đi quyên góp, nhưng trong trường hợp cụ thể này, vấn đề đã vượt xa một dòng tweet vu vơ. Những động thái liên tiếp đã chứng minh có vẻ thái độ của Musk đối với Chương trình Lương thực Thế giới là một khuôn mẫu.

Tỷ phú nói suông: Hứa hẹn với cả thế giới đủ điều, nhưng với tư cách là người giàu nhất thế giới, Elon Musk đã thực hiện được bao nhiêu? - Ảnh 1.

Khi Covid-19 lây lan trên khắp nước Mỹ, vào tháng 3/2020, Musk đã tweet rằng: "SpaceX cũng đang nghiên cứu về máy thở". Sau đó, Musk cũng thật sự đã quyên góp nhiều thiết bị thở cho một số bệnh viện. Nhưng hóa ra đó lại là máy thở thường được sử dụng để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ, không phải thiết bị dùng trong chăm sóc đặc biệt.

Tương tự, vào năm 2018, Musk cam kết rằng ông sẽ "tài trợ sửa chữa nguồn nước bị ô nhiễm tại bất cứ hộ gia đình nào trong thành phố Flint, Michigan". Sau cam kết, quỹ của ông đã quyên góp 480.000 USD cho các hệ thống lọc nước ở hàng chục trường học trong thành phố. Trong vòng một năm, giá trị tài sản ròng của ông đạt 19,9 tỷ USD. Nhưng cũng chính vào năm đó, một cuộc điều tra cho thấy Musk đã không phải trả thuế thu nhập liên bang.

Sẽ thật tuyệt vời nếu những người giàu nhất trên Trái đất sử dụng tài sản của họ để làm việc thiện, nhưng họ không làm vậy. Số tài sản của các tỷ phú không được dùng để chấm dứt nạn đói hay tình trạng vô gia cư. Vì vậy, việc liên tục đưa ra nhiều lời hứa hẹn rồi lại thất hứa đã khiến nhiều người không tin vào nỗ lực giải cứu thế giới của Musk, hay bất kỳ tỷ phú nào khác.

Giờ đây, người đàn ông "hứa nhiều làm ít" tuyên bố muốn mua Twitter, và động cơ của ông một lần nữa lại không rõ ràng. Sau khi mua 9,2% cổ phần, Musk sở hữu một ghế trong hội đồng quản trị của công ty này. Tuy nhiên, vài ngày sau, ông đã bị Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) phạt do chậm công bố thông tin này.

Tỷ phú nói suông: Hứa hẹn với cả thế giới đủ điều, nhưng với tư cách là người giàu nhất thế giới, Elon Musk đã thực hiện được bao nhiêu? - Ảnh 2.

Sau một chút kịch tính, Musk đã đưa câu chuyện lên cao trào với lời đề nghị mua lại toàn bộ công ty với giá 54,2 USD/cổ phiếu. Một số người vui mừng về các chính sách tự do ngôn luận mà Musk hứa sẽ đưa lên Twitter. Trong khi đó, nhiều người khác vẫn nghi ngờ rằng một người đàn ông bị cáo buộc "thịnh nộ sa thải" nhân viên chỉ vì họ không đồng ý việc ông có thể mang đến một cuộc cách mạng tự do ngôn luận trên mạng xã hội.

Giờ đây, với việc hội đồng quản trị Twitter áp dụng "thuốc độc", người đàn ông giàu nhất thế giới thừa nhận ông "không chắc" liệu việc mua lại của mình có thành công hay không. Hơn vậy, Musk còn bị tỷ phú Mark Cuban cáo buộc rằng ông chỉ đơn giản là có ý định tung lời đồn để tăng giá trị cổ phiếu của mình trên Twitter, nhằm bán chúng kiếm lời.

Điều khiến người ta khó nói là thành tích của Musk. Ngoài những tuyên bố về máy thở, nước sạch và ô tô tự lái, ông cũng đưa ra những phát ngôn kỳ quặc về cấy ghép não, rô bốt, du hành vũ trụ,… Một sự kết hợp "chóng mặt" của các bình luận gây tranh cãi đã khiến mọi người nhìn ông với thái độ hoài nghi "cậu bé chăn cừu".

Ông Musk đã thu hút được lượng người theo dõi trực tuyến đông đảo. Tuy nhiều lời hứa của ông không thành hiện thực vẫn có thể thu về một "đội quân hâm mộ". Có thể nhiều người trong số họ hy vọng trở thành một Elon Musk tiếp theo, còn những người khác chắc chắn đang liên tưởng tới một tỷ phú tốt bụng, một nhà tài phiệt nhân từ, một nhân vật Batman sử dụng sự giàu có của mình để cứu thế giới.

Theo Linh Chi

Cùng chuyên mục
XEM