Tuyệt đối phải dừng ngay 5 thói quen ăn uống này ngày Tết!
Dù vào dịp Tết, bạn cũng nên giữ cho lịch trình sinh hoạt của mình điều độ để không gây hại cho sức khoẻ.
1. Ăn quá nhiều đồ ngọt
Bánh, kẹo là những món ăn không thể thiếu trong khay mứt Tết. Mỗi khi tới chúc Tết họ hàng, người thân, bạn bè, chúng ta lại được mời ăn những món có quá nhiều đường như vậy. Hơn nữa, đây là cũng là những món ăn có hương vị thơm ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontier in Behavioral Neuroscience, nếu ăn nhiều đồ ngọt thì vi khuẩn đường ruột có thể gây viêm đường tiêu hóa, suy giảm chức năng nhận thức thông qua trục ruột - não.
2. Ăn quá nhanh
Nhiều gia đình vẫn còn giữ thông tục đến thăm mỗi nhà vài phút và ghé lại dùng bữa cùng họ. Những bữa ăn diễn ra trong chớp nhoáng vừa không làm mất lòng chủ nhà vừa có thể tận dụng khoảng thời gian ấy để hỏi chuyện những người xung quanh. Tuy nhiên, kiểu ăn này khiến dạ dày phải làm việc liên tục, đồng thời khiến nhịp tim và nhịp thở không đều.
3. Ăn quá nhiều
Những câu chuyện xoay xung quanh ngày Tết sẽ khiến cho bữa ăn kéo dài hơn so với bình thường. Bởi lẽ, đây là dịp duy nhất trong năm cả nhà có thể quây quần đông đủ bên nhau. Ăn quá nhiều khiến cho dạ dày quá tải, có thể gây trào ngược thức ăn hoặc đầy bụng, trướng hơi. Vì thế, bạn nên hiểu cơ thể mình để không tạo ra bất kì sức ép nào cho hệ tiêu hoá trong ngày Tết.
Trong mâm cơm ngày Tết có nhiều món ăn nhiều chất béo, nhiều đạm và được chiên rán như như nem rán, giò tai, thịt đông... Ăn nhiều thịt, hấp thụ ít chất xơ, có thể gây táo bón, nhu động ruột rối loạn. Dù trong ngày Tết nhưng chúng ta cũng nên duy trì ăn khoảng 25-30 g chất xơ mỗi ngày, có thể tìm kiếm trong cam, táo, các loại hạt, cà rốt, súp lơ..., để tăng cường vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.
4. Uống rượu bia
Khi mọi người sum họp đầu năm, rượu bia là thức uống được nhiều gia đình lựa chọn để câu chuyện được kéo dài hơn, thời gian ngồi lại bên nhau lâu hơn. Tuy nhiên, uống nhiều rượu bia có thể khiến gan bị tổn thương, kích thích niêm mạc dạ dày và tăng bài tiết axit dẫn tới các triệu chứng như đau thượng vị.
5. Đồ uống có đường
Ngoài đồ uống có cồn, nhiều người còn lựa chọn thức uống có ga, có đường để giảm bớt độ ngấy của những món ăn chứa thịt ngày Tết. Tuy nhiên, một nghiên cứu của nhiều trường đại học, bệnh viện... kéo dài 16 năm ở châu Âu với hơn 451.000 người trưởng thành đã chỉ ra thức uống này khiến nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa tăng 59%.
Ngoài những thói quen về ăn uống ngày Tết thay đổi, lịch trình sinh hoạt bao gồm thời gian đi ngủ của nhiều người cũng bị đảo lộn vì phải tham gia nhiều hoạt động trong một ngày. Nếu lịch trình sinh hoạt này kéo dài thì sức khoẻ của bạn sẽ sớm bị ảnh hưởng không tốt.
6 “giai thoại” phổ biến nhất về sức khỏe mà hơn 90% mọi người đều lầm tưởng, từ bữa sáng là quan trọng nhất đến nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày