Tương lai nào cho Argentina sau cú sập 48% chỉ trong 1 ngày của thị trường chứng khoán

16/08/2019 11:11 AM | Kinh doanh

Cú sập lịch sử trên chứng trường Argentina làm dấy lên lo ngại về một tương lai đen tối đang đón chờ quốc gia lớn thứ 2 Nam Mỹ.

Kết quả cuộc thăm dò dân ý hồi cuối tuần qua tạo nên một cú sốc cho thị trường tài chính Argentina, khiến chứng khoán nước này giảm tới 48% trong phiên giao dịch đầu tuần. Theo Reuters, đây là cú giảm lớn thứ 2 trong lịch sử kể từ khi số liệu được ghi nhận từ năm 1950.

Trong cuộc bỏ phiếu được coi là thước đo quan trọng cho vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Argentiana, dự kiến diễn ra vào ngày 27/10, đương kim Tổng thống Mauricio Macri đã thua với cách biệt nằm ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Nó thổi bùng những nghi vấn về khả năng ông Macri có thể lội ngược dòng để giữ vững cương vị trong 75 ngày tới.

Các ước tính mới nhất từ HIS Markit, dựa trên mức đóng cửa ngày 14/8, cho thấy xác suất vỡ nợ có chủ quyền của Argentina trong 1 năm là 55%. Trong khoảng thời gian 5 năm, khả năng vỡ nợ này lên tới 82,5%.

Thị trường chứng khoán và tiền tệ sụp đổ

Trong nỗ lực giảm bớt nỗi đau của một cuộc khủng hoảng kinh tế trong chưa đầy 3 tháng trước bầu cử, ông Macri đã công bố một gói trợ cấp phúc lợi và cắt giảm thuế cho người lao động có thu nhập thấp vào ngày 14/8.

Các biện pháp này đánh dấu một bước ngoặt đáng kể trong nỗ lực của vị tổng thống được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ủng hộ nhằm cân bằng ngân sách ở đất nước rất dễ bị khủng hoảng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư dường như không bị thuyết phục bởi các đề suất của ông Macri.

Đồng peso siêu nhạy cảm, vốn được một số người coi là kim chỉ nam cho nền kinh tế Argentina, đã đóng cửa với mức giảm 7% trong ngày 14/8, đạt 60,2 peso đổi 1 USD. Đồng tiền này cũng đã mất ¼ giá trị trong tuần. Chứng khoán Argentina cũng hứng chịu mức giảm gần 35% trong 3 ngày.

Các nhà phân tích của Bank of America Merrill Lynch đang tin rằng 50% Argentina sẽ phá sản nợ chủ quyền trong năm tới. Ngân hàng này cho biết nhu cầu tài chính lớn khiến chính phủ Argentina cần khoảng 30 tỷ USD vào năm tới. Tuy nhiên, tình hình tài chính và tín dụng thị trường thấp đồng nghĩa với xác suất vỡ nợ cao vào năm 2020.

Nó cũng cảnh báo sự sụp đổ gần đây của thị trường chứng khoán có thể sẽ ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế trong tương lai với năm 2020 dự kiến sẽ đánh dấu năm suy thoái thứ 3 liên tiếp của quốc gia này.

Những lá phiếu phản ánh nhiều vấn đề

Lãnh đạo đối lập Alberto Fernandez đã giành 47% phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu ngày 11/8, cao hơn khoảng 15% so với số phiếu của đương kim tổng thống Macri. Dựa vào số phiếu, các nhà phân tích nhận định rằng cử tri Argentina đã chán ngấy với các chính sách kinh tế khắc khổ mà chính phủ đang áp dụng.

Cuộc bầu cử sơ bộ ở Argentina thường được coi là một chỉ số tương đối chính xác của dự luận trước bầu cử vì tất cả các đảng tham gia và cử tri buộc phải đi bỏ phiếu. Kết quả này cho thấy ông Fernandez và bạn đồng hành Cristina Fernandez de Kirchner có đủ sự ủng hộ để giành chiến thắng trong cuộc đua chiếc ghế quyền lực nhất Argentina.

Ở quốc gia Nam Mỹ này, một ứng cử viên cần tối thiểu 45% phiếu bầu để giành chiến thắng tuyệt đối trong vòng bầu cử tổng thống đầu tiên hoặc 40% với cách biệt 10% so với đối thủ gần nhất. Ông Fernandez làm được điều đó trong cuộc thăm dò. Người đàn ông này cho biết ông muốn đàm phán lại các điều khoản của thỏa thuận dự phòng trị giá 57 tỷ USD giữa Argentina và IMF, điều làm tăng thêm nỗi lo về việc tái cơ cấu nợ.

Bill Blain, chiến lược gia tại Shard Capital, cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế mới nhất ở Argentina là "tất cả về tín dụng toàn cầu và đó là một thất bại lớn khác".

Theo Linh Anh

Cùng chuyên mục
XEM