Tuổi trung niên an nhàn, đầy đủ: Đừng nhẫn nại, không hằn học, chớ chờ đợi, thôi tằn tiện

07/02/2022 14:02 PM | Sống

Đến tuổi trung niên, quan trọng ở 4 chữ "Đừng"

1. Đừng kìm nén khi tức giận

Người xưa nói: "Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên gió lặng".

Người biết bao dung, nhẫn nhịn thường có các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, có lối suy nghĩ toàn diện và thường dễ dàng thành công trong sự nghiệp.

Nhưng nếu xét từ góc độ dưỡng sinh, nếu chỉ luôn nhẫn nhịn không phải là chuyện tốt.

Một cư dân mạng tên Thu Trang khi đi khám đã được chẩn đoán phát hiện khối u trên vùng ngực. Ấy vậy mà đơn thuốc bác sĩ kê cho cô ấy là "Gặp phải bất cứ chuyện gì cũng không được cam chịu kìm nén mà phải bộc phát ra".

Thì ra, sau khi sinh đứa thứ hai, mẹ chồng đã đến nhà cô giúp trông trẻ nhưng vì quan niệm nuôi dạy con cái khác biệt nên Thu Trang thường xuyên bị mẹ chồng trách móc.

Bất bình mà không thể nói, kìm nén lâu ngày khiến cơ thể của cô nhanh chóng rơi vào vùng đỏ.

Y học cổ truyền cho rằng "Trạng thái u uất sẽ khiến khí lưu đình trệ, khí lưu đình trệ là căn nguyên của mọi bệnh tật."

Một cán bộ đầu ngành nọ hỏi Giáo sư Lê Mẫn rằng: "Tôi không hút thuốc, không uống rượu, tại sao vẫn bị ung thư phổi".

Giáo sư lý giải: khi bạn phải kiềm chế và nhẫn nhịn quá lâu, cảm xúc tiêu cực tích tụ mà không được giải phóng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật.

Người đến tuổi trung niên nhìn bên ngoài tuy chững chạc, vững vàng nhưng thực ra tâm hồn bên trong đã bị cuộc đời mài mòn thủng lỗ chỗ.

Lúc này, nếu không biết cách điều chỉnh bản thân hợp lý, cơ thể sẽ tuyên bố "đình công".

Khi gặp phải chuyện khiến mình bực tức, nên từ chối thì hãy từ chối, đừng vì thể diện mà nghẹn cục tức vào người.

Mỗi ngày cố gắng tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhiều hơn, để mồ hôi cuốn đi những căng thẳng và không vui.

Vì có một tâm trạng tốt, mới có một sức khỏe tốt.

Tuổi trung niên an nhàn, đầy đủ: Đừng nhẫn nại, không hằn học, chớ chờ đợi, thôi tằn tiện - Ảnh 1.

2. Đừng căm hờn khi bạn tức giận

Một triết gia đã nói: "Không phải ai đó làm bạn thấy bực bội, mà là bạn lấy cử chỉ hành động của họ làm lý do để bực bội".

Việc căm ghét người khác và tự trừng phạt bản thân vì những lỗi lầm của người khác là điều rất không khôn ngoan.

Có một người phụ nữ nọ nhất quyết kết hôn với người mình thích bất chấp sự phản đối của gia đình.

Nhưng chẳng bao lâu sau khi kết hôn, chồng cô đã bộc lộ bản tính.

Trong thời gian cô mang thai, hắn ta ra ngoài ngoại tình, về đến nhà không phải nhậu nhẹt, thì cũng kiếm chuyện cãi vã đòi ly hôn.

Sau khi sinh con, hai người ly hôn với nhau.

Nhưng, lòng căm thù đàn ông của người phụ nữ không vì thế biến biến mất, mà ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Cô ta thường xuyên mất kiểm soát cảm xúc, đi khắp nơi than phiền, mất ngủ triền miên, cuối cùng cơ thể ngày càng sa sút.

Theo nguyên lý về  "phản lực" trong vật lý, khi bạn đánh ai đó, tay của bạn cũng sẽ bị lực tác động lại gây thương tổn.

Cuộc sống cũng giống vậy, bạn càng oán giận điều gì, thì càng bị giam cầm bởi chính điều ấy.

Wilde có nói: "Tôi phải tha thứ cho một số người vì bản thân mình. Vì một người không thể luôn khư khư giữ lấy một con rắn độc trong ngực mình, không thể mỗi đêm đều tỉnh dậy và tự trồng thêm cây gai vào khu vườn tâm hồn mình. "

Sự căm hận là lồng giam, sự tha thứ là chìa khóa duy nhất.

Nếu không có cách nào để tha thứ, thì cứ nói "Thôi kệ vậy" với chính mình.

Ăn miếng trả miếng, thì người chịu tổn thương cuối cùng cũng là bản thân mình.

Trong cuộc đời này, con người ta sẽ luôn gặp phải nhiều chuyện ngược xuôi, gặp người tốt, kẻ xấu.

Nếu mọi điều ấy đều khiến bạn tính toán, bạn sẽ bị mắc kẹt trong đầm lầy của hận thù, khó có thể thoát ra.

Chỉ đến tuổi trung niên ta mới nhận ra rằng sức lực và thời gian của mỗi người đều có hạn.

Hãy buông bỏ mọi muộn phiền trong quá khứ, làm những chuyện ý nghĩa và yêu thương những người xứng đáng, để có một cuộc sống hạnh phúc.

Tuổi trung niên an nhàn, đầy đủ: Đừng nhẫn nại, không hằn học, chớ chờ đợi, thôi tằn tiện - Ảnh 2.

3. Đừng chờ đợi tình yêu

Trong bộ phim Hàn Quốc "I Love You", Kim Wan Shik là một người bất cần đời, chỉ có vợ mới chịu được tính xấu của anh ta. Khi vợ anh ta bị chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn cuối, anh mới hối hận và tự trách mình bình thường đã không quan tâm vợ chu đáo.

Đợi đến khi anh ta muốn bù đắp thì ông trời đã không cho cơ hội.

Trước khi lâm chung, nhìn thấy người khác uống sữa, vợ anh cũng thèm muốn uống một ngụm, Kim Wan Shik vội vàng đi mua nhưng bác sĩ lại ngăn cản.

Anh chỉ biết an ủi vợ rằng: "Em sắp khỏe lại rồi, lúc đấy ngày nào anh cũng mua sữa cho em uống".

Nhưng đáng tiếc, vợ anh ta đã không qua khỏi.

Kim Wan Shik rơi vào cảnh tự trách bản thân sâu sắc, về sau anh ta đi giao sữa để bù đắp nuối tiếc cho vợ.

Những người thân, bạn bè yêu quý là một phần cuộc sống của chúng ta. Họ đến với một sứ mệnh, và sẽ chỉ ở bên ta trong một đoạn đường đời. Khi sứ mệnh kết thúc, duyên phận đã hết, là lúc họ sẽ rời đi.

Bạn luôn nghĩ rằng tương lai còn dài nhưng không biết rằng cuộc đời vốn vô thường.

Khi đến tuổi trung niên, người bạn quen biết ngày càng ít đi, người quyết định chia tay bạn lại càng nhiều lên.

Bạn không biết người mình yêu thương bên cạnh sẽ đột nhiên biến mất ở ngã tư nào của đường đời, cuối cùng tất cả còn sót lại sẽ chỉ là những hồi ức.

Cuộc đời ngắn ngủi, thay vì để lại nhiều điều tiếc nuối, hãy học cách trân trọng nhiều hơn.

Như là về nhà thường xuyên hơn để trò chuyện với bố mẹ, quan tâm đến những người thân xung quanh hơn và chơi với con nhiều hơn.

Cảm xúc không phải là thứ nên chờ đợi. Hãy thử yêu hết mình trong khi tình yêu vẫn còn, thì cuộc sống này chắc chắn sẽ thú vị và bớt những đau thương.

Tuổi trung niên an nhàn, đầy đủ: Đừng nhẫn nại, không hằn học, chớ chờ đợi, thôi tằn tiện - Ảnh 3.

4. Đừng tiết kiệm tiền

Gia Cát Lượng từng nói: "Thanh đạm để tu thân, cần kiệm để dưỡng đức".

Tiết kiệm là một đức tính tốt, nhưng quá tiết kiệm sẽ khiến bạn tự làm khó chính mình.

Một cư dân mạng chia sẻ:

Để tiết kiệm tiền hơn, bà nội chỉ ăn thức ăn thừa mỗi ngày.

Cô cháu gái dù cố gắng thuyết phục: "Đừng ăn bà ơi, đồ có mùi chua rồi".

Nhưng bà nhất quyết không nghe, cuối cùng ăn hỏng cả bụng và bà bị đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tính mạng đã được cứu lại, nhưng phải chi một khoản viện phí không hề nhỏ.

Cô cháu gái chỉ vào chai nước đang truyền và nói: "Bà xem nè, chai nước truyền này đủ để bà ăn bao nhiêu bữa đây ạ?"

Bà cuối cùng cũng hiểu ra, nếu chỉ chăm chăm nhìn vào cái lợi trước mắt, nhất định sẽ phải chịu lỗ lớn, gửi tiền tiết kiệm để có lãi thực ra cũng là một loại khấu chi, sớm muộn chúng ta cũng phải trả lại.

Giống với định luật bảo toàn năng lượng của thế giới, số tiền bạn tiết kiệm được rồi cũng sẽ được chi ra dưới hình thức khác, và thứ mất đi sẽ chỉ nhiều hơn chứ không ít hơn.

Cái gì cũng vậy, vật cực tất phản.

Quá tiết kiệm vẻ như đang tiết kiệm tiền bạc nhưng thực tế thì đang hao phí sức khỏe, giáo dục và tình thân - những thứ mà không một số tiền nào có thể mua được.

Có một câu thoại kinh điển trong tiểu phẩm "Tiền không thiếu": "Bạn có biết điều đau khổ nhất của một người là gì không? Khi người đó chết đi mà chưa tiêu hết được tiền."

Nếu quá coi trọng tiền bạc, bạn rất dễ trở thành nô lệ của đồng tiền. Chỉ có xem tiền bạc như một công cụ, bạn mới có thể tận hưởng được niềm vui trong cuộc sống.

Khi đến tuổi trung niên, tiền củi gạo dầu muối lúc nào cũng phải lo nghĩ. Cảm giác nguy cơ khiến chúng ta phải tiết kiệm nhiều hơn, chúng ta luôn cảm thấy càng tiết kiệm được nhiều thì càng cảm thấy an toàn.

Nhưng chúng ta lại không biết rằng tiền trong tài khoản chỉ là những con số chồng lên nhau, và chỉ khi chi tiêu chúng mới là tiền thực sự.

Cuộc sống càng khó khăn thì càng phải sống thật tốt, trân trọng những gì đang có và yêu quý bản thân mình hơn.

Đình Trọng

Cùng chuyên mục
XEM