Từng là một triệu phú, tôi đã đầu tư vào startup và trắng tay chỉ trong một đêm
Bạn thất bại. Bạn mất đi người mà mình yêu quý. Cuộc sống chẳng bao giờ dễ dàng với bất cứ ai, kể cả bạn. Tôi cũng đã từng như thế. Nếu bạn cũng như tôi, đừng nản lòng!
Rohn Rampton là một nhà đầu tư, một chuyên gia về marketing online, cũng là người sáng lập của công ty thanh toán trực tuyến Due.
Dưới đây là câu chuyện lập nghiệp của Rampton!
Một điều rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết đó là: Trong cuộc sống không phải cái gì đang diễn ra suôn sẻ thì nó sẽ suôn sẻ từ đầu đến cuối.
Bạn có thể mơ ước thành lập một công ty mới, chuyển sang một nước khác làm ăn. Bạn thất bại. Bạn mất đi người mà mình yêu quý. Cuộc sống chẳng bao giờ dễ dàng với bất cứ ai, kể cả bạn!
Tôi cũng đã từng như thế. Tôi sống trong “giấc mơ đẹp” của mình suốt 4 năm khi tôi bán ý tưởng kinh doanh, có một công việc đảm bảo với mức lương cao và vừa mới kết hôn.
Thế nhưng, chỉ 6 tháng sau đó, tôi mua một doanh nghiệp start-up và mất trắng mọi thứ mà tôi có. Chỉ trong một đêm, tôi từ triệu phú biến thành kẻ trắng tay.
Nếu bạn cũng như tôi, đừng nản lòng! Dưới đây là 15 bước mà tôi đã thực hiện để tự đứng dậy bằng chính đôi chân của mình.
1. Đặt câu hỏi: Liệu bạn có thực sự muốn thay đổi hay không?
Trong cuộc sống có những thời điểm bạn bắt buộc phải làm mới chính mình. Khi việc kinh doanh thất bại, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiếp tục. Và tôi nhận ra rằng, nếu không thay đổi, bạn sẽ không bao giờ có thể chiến thắng. Trong trường hợp của tôi, vì không muốn cả nhà phải ra đường, nên tôi buộc phải tiến lên.
2. Dậy sớm
Tôi từng không thể dậy sớm, nói một cách chính xác, việc thức dậy lúc 4 giờ sáng mỗi ngày là quá xa vời đối với tôi. Nhưng sau đó, tôi quyết định sẽ dậy trước 6h30 mỗi ngày. Khi dậy sớm tôi nhận ra rằng mình có nhiều thời gian để làm những việc khác cho một ngày tràn đầy năng lượng.
3. Ưu tiên các nhiệm vụ
Việc thay đổi bản thân không thể diễn ra trong một đêm, mà nó đòi hỏi cả một quá trình. Do vậy bạn cần có sự kiên nhẫn và các nhiệm vụ quan trọng cần ưu tiên làm trước. Hãy viết chúng ra giấy và ghi thời gian thực hiện rõ ràng.
4. Giao du đúng người
Xã hội hiện nay rất rộng lớn với những mạng lưới quan hệ dày đặc có thể kéo bạn vào bất cứ đâu. Vì thế, bạn cần chọn đúng người để kết bạn!
5. Học hỏi
Dù đó là việc đọc sách hay tham dự một cuộc họp, hội thảo, bạn hãy cố gắng tích lũy kiến thức cho bản thân. Điều đó sẽ rất tốt cho bạn sau này.
6. Tìm một người hướng dẫn
Dù bạn giỏi đến đâu thì vẫn cần một người chỉ cho bạn cách đi và những bí quyết để thành công. Do vậy, hãy tìm một người hướng dẫn và học hỏi họ.
7. Đừng sợ thử thách
Hãy thử nghiệm những thứ mới mẻ. Sau khi tôi thất bại, tôi từng thử nghiệm qua rất nhiều công ty khác nhau, từ làm một bloger đến chạy sự kiện và thành lập công ty thanh toán trực tuyến. Có thành công, có thất bại, nhưng quan trọng là tôi đã dám đối mặt với thử thách để lớn lên.
8. Trung thành
Bạn phải tuyệt đối trung thành với bản thân và những người sẽ đi cùng con đường với bạn. Tôi từng là một người rất hiếu thắng và khi thất bại, tôi không muốn nói cho bất cứ ai. Nhưng sau đó, tôi nhận ra rằng khi mọi người càng hiểu về bạn, họ càng giúp đỡ bạn tốt hơn.
9. Không thay đổi quyết định
Nếu ai đó nghi ngờ về quyết định của bạn, hãy nói rõ quan điểm với họ. Vì sao bạn đưa ra quyết định này và bạn dựa trên những cơ sở nào để quyết định. Đừng để cho những người khác ngăn cản quyết định của bạn.
10. Bước ra khỏi vùng an toàn
Con người ai cũng có những thói quen. Nhưng chỉ khi nào bước ra khỏi vùng an toàn, bạn mới có những trải nghiệm mới, gặp những người bạn mới và học hỏi những điều mới.
11. Quản lý tài chính
Tự đứng lên không có nghĩa là bạn hoàn toàn tự do. Chẳng hạn, nếu muốn thay đổi công việc mới, bạn phải tham gia một khóa học hoặc các buổi hội thảo. Và điều quan trọng là bạn phải có nguồn ngân sách rõ ràng cho bản thân.
12. Tuân thủ quy tắc 24 giờ
Khi bạn gặp một người mới tại một sự kiện, hãy tuân thủ quy tắc 24 giờ để tìm hiểu và bắt đầu xây dựng mối quan hệ với họ. Quy tắc này cũng giúp bạn quản lý toàn bộ công việc trong ngày một cách hiệu quả hơn.
13. Lập check-list mỗi ngày
Khi bạn lập check-list mỗi ngày, bạn có thể nhìn vào đó để biết được mục tiêu của mình là gì và tiến độ thực hiện chúng ra sao. Thay vì tốn thời gian và công sức và những việc thứ yếu, bạn sẽ dành toàn bộ năng lượng cho việc quan trọng nhất.
14. Mỗi việc một thời điểm
Bạn đừng quá “ôm đồm” mọi việc và cố gắng thực hiện quá nhiều việc cùng một lúc. Hãy nhớ rằng, đứng lên là cả một quá trình dài và mỗi việc chỉ tốt khi chúng được làm đúng thời điểm.
15. Chấp nhận thất bại
Lúc bạn chấp nhận thất bại cũng là thời điểm bạn đã rút ra kinh nghiệm từ thất bại!