Từng đứng vững trong ngành bán lẻ di động nhưng vẫn quyết rẽ hướng để mở trà sữa, vị doanh nhân này nhận định: Trà sữa bớt ‘hot’ nhưng sẽ không ‘lép vế’ trước bất kỳ đồ uống nào

27/11/2019 15:30 PM | Kinh doanh

Vị này cũng nhìn nhận với những người mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh trà sữa, nhượng quyền thương hiệu là phương án an toàn và dễ thành công hơn so với tự gây dựng từ đầu.

20 năm kinh doanh điện thoại di động và con đường rẽ ngang

Năm nay 45 tuổi nhưng gần nửa quãng thời gian đã qua, vị doanh doanh nhân của đất cảng Hải Phòng, anh Lương Mạnh Hùng đã dành cho ngành điện máy, điện thoại di động. Anh kể giai đoạn 1998-1999, khi đang kinh doanh ô tô cũ tại Hà Nội, anh có chuyến công tác vào Sài Gòn để chào bán sản phẩm.

Vào một buổi tối, đang dạo trên đường 3 tháng 2, chàng thanh niên 25 tuổi nhận thấy có rất nhiều cửa hàng bán điện thoại di động nho nhỏ, mọc san sát nhau. Anh tự hỏi: "Tại sao ở Hải Phòng không bán mặt hàng này, Tại sao không kinh doanh ngành này? Ngành này có gì hấp dẫn khiến nhiều người kinh doanh chúng vậy".

Những câu hỏi đó thôi thúc anh từ tìm hiểu, học hỏi về một lĩnh vưc trước nay hoàn toàn mới. Kết quả là năm 2000 Lương Mạnh Hùng mở một cửa hàng dịch vụ kinh doanh và sửa chữa điện thoại di động nhỏ tại Hải Phòng. Nhờ sự khéo léo trong kinh doanh và tận tâm với khách hàng, sau 3 năm, cửa hàng phát triển lên thành công ty chuyên bán lẻ điện thoại di động. Trùng hợp lúc đó, FPT đang triển khai phân phối điện thoại di động Nokia và anh Hùng được trao quyền phân phối trực tiếp từ FPT.

Những năm sau này, việc kinh doanh dần dần rộng mở khi công ty phát triển chuỗi cửa hàng tại các quận, huyện ở Hải Phòng và một cửa hàng tại Hà Nam. Vào thời kỳ đỉnh cao, doanh thu các cửa hàng tăng trưởng lên tới 3 chữ số, chạm mức trung bình 4 tỷ đồng/tháng. Công ty của anh Hùng vinh dự được Samsung lựa chọn là một trong những những đối tác tiên phong phân phối điện thoại di động của hãng tại Hải Phòng.

Nhưng giống với bất kỳ thị trường màu mỡ nào, mảng kinh doanh điện thoại di động tại thành phố cảng cũng nhanh chóng xuất hiện thêm nhiều đối thủ mới, đẩy cuộc chiến vào giai đoạn khốc liệt. Đó không đơn giản là những công ty tư nhân như của anh Hùng, mà là các tên tuổi giàu kinh nghiệm lại trường vốn như Thế giới di động, Viễn Thông A,…

Đuối sức trong cuộc chiến này, năm 2017, ông Hùng đóng 4 cửa hàng và giữ lại 3 cửa hàng để tính đường hướng mới. Câu hỏi là làm gì, khi đâu đâu cũng có cạnh tranh?

Từng đứng vững trong ngành bán lẻ di động nhưng vẫn quyết rẽ hướng để mở trà sữa, vị doanh nhân này nhận định: Trà sữa bớt ‘hot’ nhưng sẽ không ‘lép vế’ trước bất kỳ đồ uống nào - Ảnh 1.

Qua quá trình tìm hiểu, anh nhận thấy ngành đồ uống, cụ thể là trà sữa sẽ phù hợp tại một thị trường tập trung đông người trẻ như Hải Phòng. Chưa kể, nếu so với ngành điện tử hay các ngành khác, dù có làm tốt đến đâu lợi nhuận thu về chỉ xoay quanh 10-15% (chưa kể có ngành chi phí bỏ ra rất lớn) thì với trà sữa, lợi nhuận đem về có thể lên tới 25-30%.

Quyết làm trà sữa, nhưng anh lại đối diện với một vấn đề khác: Nên tự dựng quán hay mua nhượng quyền. Tham khảo từ những người có kinh nghiệm đi trước, anh Hùng xác định nếu tự thành lập thương hiệu mới quá trình sẽ gian nan hơn rất nhiều. Đó không chỉ là vấn đề cạnh tranh với các thương hiệu có sẵn, mà còn là câu chuyện phải đầu tư nhiều công sức để học cách làm, phát triển đồ uống, quản trị hệ thống,…

"Nếu tôi chọn hướng tự xây dựng từ đầu, đồng nghĩa với việc tôi đã đi sau nay lại càng chậm", Lương Mạnh Hùng trần tính.

Thay vào đó, anh quyết định sẽ mua nhượng quyền thương hiệu. Với cách làm này, anh Hùng cho biết anh vẫn được tự kinh doanh dựa trên cá tính và chiến lược của mình nhưng không cần lo quá nhiều đến câu chuyện làm truyên thông hay xây hệ thống, vì đã có chuỗi trà sữa gốc chịu trách nhiệm.

"Cách dễ dàng nhất để bắt đầu kinh doanh trà sữa chính là đăng ký nhượng quyền thương hiệu", vị chuyên gia trong mảng điện thoại di động ngày nào tiết lộ.

Trà sữa về đâu trong cơn bão trà chanh?

Giai đoạn 2017, thị trường trà sữa Việt Nam bùng nổ với hàng trăm thương hiệu từ lớn đến nhỏ. Lương Mạnh Hùng lại băn khoăn với câu hỏi nên nhượng quyền của thương hiệu nào. Theo anh tìm hiểu, nếu ở Hà Nội có rất nhiều thương hiệu được khách hàng ghé thăm, tuy nhiên Pozaa Tea là một trong những cửa hàng trà sữa nhượng quyền kinh doanh hiệu quả nhất.

Anh đánh giá: "Phong cách Pozaa Tea khá hay, cập nhật đúng xu hướng 4.0 năng động. Khi mà trà sữa không đơn thuần chỉ là nơi tụ tập, giải trí, Pozaa Tea còn thiết kế thân thiện để khách hàng thoải mái học tập, làm việc. Đó là lý do tôi chọn Pozaa Tea để nhượng quyền chứ không phải thương hiệu trà sữa nào khác".

Tháng 5/2018, Lương Mạnh Hùng khai trương cửa hàng Pozaa Tea của mình tại Kiến An, Hải Phòng, chính thức đánh dấu bước chuyển của đại gia mảng điện thoại di động một thời. Đây không phải quán trà sữa đầu tiên tại Hải Phòng nhưng lại nhận được sự chú ý từ những ngày đầu khai trương nhờ không gian rộng rãi, hiện đại, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

"Chúng tôi đã phục vụ hơn 3.000 cốc trong ngày đầu mở bán. Lượng khách tới quá sức tưởng tượng, ngồi kín cả quán và các bạn nhân viên đã phải làm việc hết công suất suốt cả một ngày, thậm chí một bạn pha chế còn không có thời gian để ăn trưa", anh Hùng hào hứng nhớ lại cảnh tượng sôi động trước đây.

Từ kết quả khả quan của cửa hàng thứ nhất, sau đó một tháng, anh tiếp tục mở cửa hàng Pozaa Tea thứ hai tại Big C Hải Phòng. So với cửa hàng đầu tiên, cửa hàng thứ hai ghi nhận doanh thu cao và ổn định hơn nhiều bởi sở hữu địa thế tốt và lượng khách hàng ổn định hơn.

Từng đứng vững trong ngành bán lẻ di động nhưng vẫn quyết rẽ hướng để mở trà sữa, vị doanh nhân này nhận định: Trà sữa bớt ‘hot’ nhưng sẽ không ‘lép vế’ trước bất kỳ đồ uống nào - Ảnh 2.

Trên đà tăng trưởng, tháng 9 năm nay, anh tiếp tục mở cửa hàng thứ 3 tại Lạch Tray-khu phố cổ sầm uất nhất của Hải Phòng. Không tiết lộ số liệu kinh doanh cụ thể nhưng anh Hùng cho biết doanh thu cả 3 cửa hàng vẫn ổn định, duy trì chỗ đứng trước hàng loạt thương hiệu khác. Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận đúng như trước đó anh tìm hiểu, luôn dao động quanh mức 25-30%.

Trong bối cảnh thị trường trà sữa tại Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung đang phải đối diện với làn sóng cạnh tranh từ trà chanh, khi thức uống này đã được nâng cấp từ các quán nước vỉa hè lên các cửa hàng hiện đại, anh Hùng vẫn giữ vững tinh thần với món trà sữa nhưng lại không hề bảo thủ. Anh nghĩ ra cách để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu đồ uống ngày càng tăng và khẩu vị biến đổi của khách hàng.

"Trà sữa có thể không "hot" như trước nhưng thị phần của chúng trên mảng kinh doanh đồ uống không giảm nhiều, chỉ là có sự chia sẻ một chút cho các loại đồ uống khác. Nếu như cho rằng, thời trà chanh đang lên ngôi thì tại sao chúng ta không thể thêm một món trà chanh vào thực đơn "thêm" cuả cửa hàng mình. Chẳng phải sẽ có thêm lựa chọn cho khách hàng mà doanh thu của mình lại tăng lên hay không? Vấn đề không nằm ở thức đồ uống nào đang lên ngôi, mà vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta đáp ứng nhu cầu thị trường", vị doanh nhân nhận định.

Trong kế hoạch phát triển của Lương Mạnh Hùng, đến cuối năm 2019, anh sẽ mở 4 cửa hàng Pozaa Tea tại Hải Phòng. Những năm tiếp theo, mỗi quận, huyện sẽ xuất hiện ít nhất 1 cửa hàng của thương hiệu này, tiến tới mục tiêu chiếm 30-40% đồ uống cao cấp tại đất cảng trong tương lai không xa.

Pozaa Tea với 4 năm phát triển thương hiệu, đã có hơn 100 cửa hàng trên khắp toàn quốc.

Tìm hiểu thêm hình thức nhượng quyền Pozaa Tea tại: http://bit.ly/2OlW6lB

Hotline: 0388759719

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM