Từ một quốc gia "ngập lụt" trong rác thải, điều gì đã khiến Nhật Bản trở nên xanh-sạch-đẹp như hiện nay?

30/07/2017 07:52 AM | Xã hội

Sau chiến tranh, quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản diễn ra với tốc độ nhanh chóng, rác thải bắt đầu trở thành một vấn đề lớn. Có thời điểm, lượng rác ở Tokyo nhiều đến mức các bãi rác không còn chỗ chứa. Nhưng nhờ những cải cách về quản lý rác thải trong những năm 1990s, vấn đề này đã được giải quyết hoàn toàn.

Sự vắng bóng các thùng rác trên các con phố của Nhật Bản là một điều bí ẩn đối với nhiều khách du lịch. Có rất nhiều bài đăng trên các diễn đàn trực tuyến hỏi về vấn đề này và Tripadvisor thậm chí còn nhấn mạnh vào thực tế rằng những du khách có thể gặp khó khăn trong việc vứt rác. Tất nhiên, có lý do cho sự ‘khan hiếm’ thùng rác ở Nhật Bản.

Do quá trình công nghiệp hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng ở quốc gia này sau chiến tranh, rác thải bắt đầu trở thành một vấn đề lớn. Ví dụ, lượng rác ở Tokyo nhiều đến mức các bãi rác không còn chỗ chứa nữa.

Hàng loạt các đạo luật về quản lý chất thải trong những năm 1990s đã được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề này. Các đạo luật về tái chế trở nên nghiêm ngặt hơn và chúng cũng hạn chế các loại rác thải được đưa vào bãi rác.

Không xả rác đã trở thành một phần của nền văn hóa Nhật Bản: hầu hết người Nhật sẽ mang rác về nhà hơn là vứt nó ở ngoài đường.

Đừng vừa đi vừa ăn

Một thói quen văn hóa có ảnh hưởng tích cực đến đường phố của Nhật Bản chính là người Nhật không vừa đi bộ vừa ăn. Quốc gia này có tình yêu lớn với những chiếc máy bán hàng tự động, do đó có vô vàn loại thực phẩm sẵn sàng phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân nơi đây. Đồ ăn đường phố cũng phổ biến ở Nhật Bản, hầu hết người dân sẽ ăn tại chỗ mua.

Ở gần những chiếc máy bán hàng tự động thường có những thùng rác và việc đưa túi hoặc hộp đựng thức ăn lại cho người bán đồ ăn đường phố cũng không phải điều gì lạ lẫm cả.

Quốc gia tái chế

Nhưng những điều trên không có nghĩa là người Nhật ác cảm với thùng rác. Sự thật lại hoàn toàn trái ngược. Những chiếc thùng rác đóng một vai trò quan trọng trong thói quen tại nhà của họ.

Người Nhật là những ông vua và nữ hoàng tái chế. Rác của họ được chia nhỏ và phân chia thành nhiều loại khác nhau. “Hướng dẫn Gomi” cho mỗi thị trấn bao gồm những thông tin như loại rác nào có thể tái chế ở đâu và khi nào, có thể dài đến hàng chục trang.

Nhật Bản tái chế 70% rác thải nhựa, theo Viện Quản lý chất thải nhựa, gần gấp đôi nước Anh và hơn rất nhiều so với mức 20% của Mỹ.


Tổng lượng rác thải và lượng rác thải bình quân đầu người hằng năm của một số nước lớn

Tổng lượng rác thải và lượng rác thải bình quân đầu người hằng năm của một số nước lớn

Trên thực tế, một thị trấn nhỏ đã coi trọng việc tái chế đến mức nó đã trở thành một điểm thu hút du lịch nhỏ. Kamikatsu với dân số chỉ hơn 1700 người hướng tới mục tiêu trở thành thị trấn không rác thải vào năm 2020.

Người dân ở Kamikatsu phân chia rác thải của họ thành 40 loại khác nhau. Tái chế cẩn thận đã giúp thị trấn này đã “cứu” 80% rác thải vô cơ khỏi bị đổ vào các bãi rác. Và đúng như bạn tưởng tượng, trên các con đường của Kamikatsu gần như không hề có chút rác nào cả.

Ra đời tại Anh nhưng kẹo Kit Kat lại nổi tiếng ở Nhật Bản tới mức Nestle phải xây thêm nhà máy tại đây

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM