Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi rút ra: Đáng sợ hơn cả giá nhà, giá điện nước leo cao, là nỗi lo bị "thanh lý" ở tuổi 35 bất chấp bạn giỏi và chuyên nghiệp
Để giữ cho sự nghiệp của bạn sau 35 tuổi không trở thành một mớ hỗn độn, bạn ít nhất nên thiết lập một mục tiêu rõ ràng ở tuổi 30 và sử dụng 5 năm để bắt kịp.
Giá nhà gần đây đã được đề cập ở khắp mọi nơi, và nhiều người phàn nàn rằng giá nhà quá cao khiến họ không cách nào mua được nhà và cảm thấy "bế tắc"...
Trên thực tế, có rất ít người ở các thành phố lớn thực sự có nhà riêng. So với giá nhà đất mà nói thì thuê nhà rất rẻ, mua không nổi nhưng thuê thì dễ dàng. Thực sự nếu không thuê nhà mà dành tiền về quê thì sẽ có một ngôi nhà khang trang.
Nếu chỉ đơn giản bàn về "ở" hay chỉ là "ngôi nhà" thì đó thực sự không phải là vấn đề đối với người dân ngày nay.
Câu hỏi thực sự là: Khi bạn không còn trẻ nữa, bạn còn có thể làm gì?
Độ tuổi rối rắm và nhạy cảm nhất ở nơi làm việc là gì?
Đó là khoảng 35 tuổi...
35 tuổi có nghĩa là nếu bạn gửi hồ sơ xin việc, bạn có thể bị từ chố với lý do: "Độ tuổi không phù hợp";
35 tuổi có nghĩa là cho dù khi bạn làm trong một tập đoàn lớn, bạn cũng có nguy cơ bị "thanh lý";
35 tuổi có nghĩa là cho dù khi bạn không làm gì cả, thì "cuộc khủng hoảng trung niên" cũng đuổi theo bạn "như hình với bóng".
Nhưng tôi cũng muốn nói với bạn rằng tuổi 35 không có nghĩa là kết thúc tiền đồ sự nghiệp, mà quyết định bởi cách bạn sống trước tuổi 35 như thế nào.
Bài viết hôm nay tôi chia sẻ với các bạn đến từ chuyên gia tư vấn lập kế hoạch chuyên nghiệp cấp cao Dương Nghị, ông đã kết hợp nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và tiết lộ chìa khóa để phá vỡ "tình trạng khó xử tuổi 35".
Cho dù bạn có cách xa tuổi 35 bao nhiêu năm nữa, thì bạn cũng phải đọc đọc hết.
Cho dù bạn thừa nhận hay không, bạn phải chú trọng đến hiện tượng "khủng hoảng 35 tuổi"
Nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân tài, quy định rõ ràng không tuyển dụng người dưới 35 tuổi. Nếu bạn đang ở độ tuổi 35 và bạn đang thông qua các trang mạng tuyển dụng để đổi công việc, thì bạn nên kiểm điểm xem bạn đã làm sai những gì.
Tất nhiên, theo kinh nghiệm tư vấn thực tế của chúng tôi, nếu bạn thực sự nghĩ về vấn đề này ở độ tuổi 35 hoặc thậm chí lớn tuổi hơn, rất có khả năng bạn không thể giải quyết được vấn đề này, rất nhiều khó khăn thực tế sẽ làm cho bạn "lực bất tòng tâm".
Để giữ cho sự nghiệp của bạn sau 35 tuổi không trở thành một mớ hỗn độn, bạn ít nhất nên thiết lập một mục tiêu rõ ràng ở tuổi 30 và sử dụng 5 năm để bắt kịp.
Đây có thể là thời khắc tốt nhất để bạn trưởng thành. Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội này, bạn sẽ không còn trẻ nữa, xã hội sẽ không còn bao dung tha thứ cho thời thiếu niên lông bông của bạn. Nếu bạn bước sai thêm một bước nữa, bạn sẽ phải trả giá gấp mười lần.
30 tuổi: Ba vấn đề chính mà bạn phải đối mặt
Đầu tiên, bạn có thể gánh nổi trách nhiệm với gia đình không?
Nếu bạn đã "thành gia lập nghiệp", bạn phải biết rằng: Bạn nên phát triển sự nghiệp của mình như thế nào để đảm bảo bạn gánh vác nổi gia đình? Điều này bao gồm không chỉ vợ bạn, mà còn con cái bạn và cha mẹ bạn (đặc biệt khi cả hai vợ chồng đều là con một, bạn phải gánh vác chăm sóc cha mẹ hai bên).
Ở giai đoạn này, áp lực của bạn được nhân lên, nhưng nếu sự nghiệp của bạn không thể nhân lên, hoặc thậm chí theo cách nào đó bị thụt lùi, vậy thì, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực hơn trong sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Và loại áp lực này, nhiều lúc sẽ khiến bạn không còn sức lực để tìm kiếm sự phát triển tốt hơn.
Khi nhiều người thay đổi công việc, họ thường có một lo lắng lớn: Nếu tôi nhảy việc và thu nhập thấp hơn so với công việc hiện tại, vậy thì, liệu tôi vẫn sẽ tùy tiện bỏ công việc hiện tại sao?
Vì vậy, muốn thay đổi thì phải làm càng sớm càng tốt. Nhân lúc bạn không vướng bận gánh nặng gia đình, phải cố mà chạy hết sức tiến lên phía trước. Đây là lựa chọn duy nhất của bạn. Đừng bao giờ lựa chọn an nhàn lúc này, nếu không, nửa đời còn lại của bạn sẽ mãi mãi "tầm thường chẳng tài cán gì" trong sự an nhàn của bạn.
Thứ hai, khả năng và độ tuổi của bạn liệu có đi đôi với nhau?
Trong số nhiều nhân viên của chúng tôi, có nhiều trường hợp tương đối đặc biệt, đó là khả năng và tuổi tác không đi đôi với nhau. Nhiều người đã làm việc 3 hoặc 5 năm, hoặc người làm việc một năm, thì khả năng của họ không chênh lệch nhiều, vì vậy khi họ muốn đột phá trong sự nghiệp, họ sẽ gặp rất nhiều gian truân.
Có hai lý do dẫn đến tình trạng này:
- Một là thường xuyên nhảy công việc, mà không tích lũy kinh nghiệm theo một lĩnh vực nhất định và không có kỹ năng.
- Hai là mặc dù nó đã tích lũy kinh nghiệm theo một hướng trong một thời gian dài, nhưng nó chỉ phát triển trong năm đầu tiên, và những năm sau lại làm công việc lặp đi lặp lại và đứng yên một chỗ.
Vì vậy, đối với những người đã 30 tuổi này, từ bây giờ, bạn phải xem xét kỹ một vấn đề: Từ lúc tốt nghiệp cho đến nay, tôi đã đi làm được mấy năm? Liệu khả năng của tôi có phù hợp với độ tuổi của tôi không?
Nếu nó không đi đôi với nhau, thì bạn phải nhìn ra một mối nguy sớm và không ngừng chạy về phía trước để bù đắp khoảng cách với những người giác ngộ sớm, để đảm bảo rằng bạn sẽ không bị té ngã trong quá trình cạnh tranh.
Thứ ba, bạn đã xây dựng và nâng cấp kiến thức bản thân của mình chưa?
Những người ở nơi làm việc có trình độ công việc khác nhau, những việc họ làm đều không giống nhau, họ cũng có cách nhìn và phương thức tư duy khác nhau.
Tuy nhiên, nếu một nhân viên có nền tảng, anh ta sẽ nghĩ cách làm sao để sữa chữa phần cuối công trình cho hoàn thiện, đó là chiến thuật của công việc cũng như trách nhiệm của anh ta. Giám đốc kinh doanh lại phải ngày ngày nghĩ cách tạo mối quan hệ với những ông chủ công trình, thì đó là trách nhiệm bổn phận của giám đốc.
Mỗi hoạt động của công ty sẽ bao gồm chiến lược và chiến thuật. Chiến lược lớn sẽ được chia nhỏ thành các chiến lược nhỏ,từng chiến lược nhỏ phân tích chiến thuật, sẽ giao cho các nhân viên thi hành. Những người không cùng chức vụ sẽ đảm nhận công việc khác nhau. Đây cũng là ý nghĩa của tinh thần đồng đội.
Tương tự, những người có tầng lớp khác nhau có kết cấu tri thức khác nhau. Tầng lớp càng cao, cách nhìn nhận và suy nghĩ vấn đề của bạn phải càng cao, và mức độ kiến thức tổng thể của bạn cũng phải được phát triển và đột phá. Nếu không, khả năng của bạn chỉ có thể mãi duy trì ở cấp độ hoạt động cơ sở, sẽ không có sự phát triển lớn, và sẽ không có sự thăng cấp nào trong vị trí của bạn
Bất luận bạn đã "chạy cấp tốc" hay đang trên đường "chạy cấp tốc", hãy luôn tự nhủ: Đừng lãng phí thời gian, hãy nắm bắt thời gian mọi lúc và tích lũy kinh nghiệm cho cuộc sống của chính bạn.
Cuối cùng, mọi người không thể làm được quá nhiều việc trong cuộc đời này, vì vậy mỗi việc phải được làm một cách tốt nhất, rực rỡ nhất.
Điều quan trọng nhất là phải dũng cảm nghe theo sự mách bảo của trái tim và trực giác của bạn, chỉ có trái tim và trực giác của bạn mới biết được những suy nghĩ thực sự của chính bạn.
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)