Trước khi uống rượu cần "tráng bụng" thứ gì để đỡ say? Thực đơn bác sỹ kê để tất niên không lo ngộ độc

01/02/2022 10:11 AM | Sống

Uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài có thể dẫn đến ngộ độc rượu, gây ra các vấn đề về sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Uống rượu liên tục, uống gấp gáp có thể dẫn đến ngộ độc rượu và tử vong
Uống rượu liên tục, uống gấp gáp có thể dẫn đến ngộ độc rượu và tử vong

Khi những ngày cuối năm đang đến gần cũng là lúc những bữa tiệc được tổ chức liên miên, kéo dài từ ngày này đến ngày khác cho đến khi hết Tết. Cơ thể lúc này phải nạp một lượng lớn rượu, bia nên gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ. Trong đó, nặng nề nhất là những biến chứng do ngộ độc rượu như: Nghẹt thở, ngừng thở, mất nước nghiêm trọng, động kinh, hạ thân nhiệt, nhịp tim không đều, tổn thương não, thậm chí là tử vong.

Nên ăn gì trước khi uống rượu?

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Nguyên Trưởng bộ môn Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM, trước khi uống rượu bia, mọi người nên ăn một chút đồ ăn để giúp cồn không bị hấp thụ nhanh, đồng thời làm giảm acetaldehyde.

Các loại thực phẩm nên ăn có thể kể đến như đồ chiên/rán, có công dụng giúp bề mặt dạ dày và ruột được "tráng" một lớp dầu, giảm lượng cồn hấp thu vào máu qua niêm mạc.

Trước khi uống rượu cần tráng bụng thứ gì để đỡ say? Thực đơn bác sỹ kê để tất niên không lo ngộ độc - Ảnh 1.

Lòng trắng trứng có tác dụng giảm lượng cồn hấp thu vào máu

Ăn lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt cũng có ích trong việc giảm tác hại của rượu, bia. Chất albumin của lòng trắng trứng sẽ làm kết tủa cồn trong rượu, giảm lượng cồn hấp thu vào máu, bảo vệ dạ dày trước tác động của lượng cồn có trong rượu.

Ngoài ra, trước khi nhậu cũng có thể uống một ly sữa hoặc một muỗng canh dầu ô liu.

Sơ cứu người bị ngộ độc rượu

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế phi lợi nhuận của Mỹ Mayoclinic, ngộ độc rượu là một trường hợp khẩn cấp vì vậy khi bạn thấy người bệnh có những triệu chứng thường gặp thì nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Bên cạnh đó, có thể thực hiện sơ cứu tại nhà trước khi di chuyển đến bệnh viện như sau:

Với trường hợp nồng độ rượu trong máu dưới 100mg/100ml máu, chỉ cần cố định bệnh nhân tại giường, cho uống nhiều nước (chè đường nóng), bệnh nhân sẽ tự hồi phục sau vài giờ.

Trước khi uống rượu cần tráng bụng thứ gì để đỡ say? Thực đơn bác sỹ kê để tất niên không lo ngộ độc - Ảnh 2.

Không để người ngộ độc rượu nôn khi nằm thẳng để tránh bị ngạt đường thở

Tuyệt đối không để người ngộ độc rượu bất tỉnh ở một mình. Nếu bệnh nhân có biểu hiện nôn, hãy giữ họ ngồi lên hoặc nằm nghiêng để ngăn ngừa nghẹt thở.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu thở yếu, ngừng thở hãy hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện và điều kiện có tại chỗ

Không dùng thuốc bình thần, an thần và thuốc ngủ cho bệnh nhân vì sẽ gây tăng nguy cơ suy hô hấp.

Các biện pháp như gây nôn cho bệnh nhân cũng rất hữu ích trong cấp cứu ngộ độc rượu vì chúng giúp đào thải một lượng lớn rượu còn trong đường tiêu hóa.

Chỉ nên uống "từ từ"

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bay, uống rượu bia nhanh sẽ khiến cơ thể phải dung nạp một lượng lớn cồn, các cơ quan có chức năng thanh lọc cơ thể quá tải, dấn đến sốc. Thế nên, chỉ nên uống từ từ và uống kèm thật nhiều nước.

Song, không nên uống các loại nước có chứa caffeine (cà phê và trà) sau khi uống rượu bia; không nên pha pha với nước có ga như bia, champagne, rượu mạnh pha với soda hay các loại nước ngọt có ga khác. Bởi khi cồn gặp ga của nước ngọt sẽ làm cho cồn nhanh lan toả toàn thân và sinh ra lượng lớn C02 gây nguy hại cho thận, gan, dạ dày,...

Tổng hợp

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM