Trung Quốc thiếu điện ảnh hưởng đến từng ngõ ngách của kinh tế toàn cầu, từ bìa giấy đến iPhone
Nhà kinh tế học Craig Botham, kinh tế gia trưởng về Trung Quốc của tổ chức tư vấn Pantheon Macroeconomics, cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng giống như cú sốc đối với sản xuất, không chỉ Trung Quốc hứng chịu mà là cả thế giới.
Cuộc khủng hoảng thiếu than, thiếu điện ở Trung Quốc không chỉ gây ảnh hưởng đến nước này, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, cuộc sống đảo lộn mà còn đang tác động tiêu cực đến nguồn cung thế giới, từ nhà sản xuất Toyota đến những người nông dân chăn cừu ở Australia.
Bloomberg cho rằng thời điểm này được cho là không thể tồi tệ hơn khi ngành vận tải biển đang đối mặt với vô vàn khó khăn như nguồn cung bị trì hoãn trước dịp lẽ cuối năm. Đây cũng là lúc Trung Quốc bắt đầu thu hoạch mùa vụ và giá nông sản có thể đội lên khiến người tiêu dùng phải chi nhiều hơn.
Người dân Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề
Nhiều khu vực dân cư cũng phải chịu cảnh mất điện khiến cuộc sống đảo lộn. Tại Thẩm Dương, thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh, hàng trăm xe ôtô bị mắc kẹt trên đường cao tốc trong bóng tối nhiều giờ vào cuối tuần trước khi đèn giao thông đột ngột tắt.
Vào ngày 24/9, 23 người ở Liêu Dương, tọa lạc ở phía nam của Thẩm Dương, phải nhập viện vì ngộ độc khí sau khi điện bị cắt tại một công ty đúc thép. Trong những ngày qua, Trung Quốc ghi nhận những trường hợp bị mắc kẹt trong thang máy, thiếu nước...
Một người dân Trung Quốc dùng đèn điện thoại để soi sáng trong bữa ăn ở tỉnh Liêu Ninh. Ảnh: AP |
Tăng trưởng kinh tế chậm lại
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo về tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Trung Quốc. Theo Citigroup, các nhà xuất khẩu đặc biệt bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế Trung Quốc đang suy yếu. Hàn Quốc và các nước xuất khẩu kim loại như Australia, Chile, Đức sẽ gánh chịu những tác động tiêu cực.
Đối với người tiêu dùng, vấn đề đặt ra là các nhà sản xuất sẽ chịu chi phí cao hay chuyển gánh nặng sang họ.
Nhà kinh tế học Craig Botham, kinh tế gia trưởng về Trung Quốc của tổ chức tư vấn Pantheon Macroeconomics, cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng giống như cú sốc đối với sản xuất, không chỉ Trung Quốc hứng chịu mà là cả thế giới. Giá hàng hóa tăng hiện nay là hệ quả của việc Trung Quốc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng.
Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung điện để ổn định tình hình. Mức độ ảnh hưởng toàn cầu sẽ phụ thuộc vào kết quả những nỗ lực của Trung Quốc. Hiện tại, nhiều nhà máy Trung Quốc đang giảm sản lượng cho kỳ nghỉ "Tuần lễ vàng" và các chuyên gia kinh tế đang theo dõi chặt chẽ xem liệu thiếu điện có tái diễn sau khi các doanh nghiệp sản xuất trở lại hay không. Nhiều ngành công nghiệp tại Trung Quốc đang chịu sức ép nặng nề của việc thiếu điện và tổn thất có thể nhanh chóng lan sang các lĩnh vực khác.
Trong một khu vực sản xuất cách trường tiểu học Baita (thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) vài km, tất cả các nhà máy dường như đã đóng cửa, ngoại trừ một nhà máy tên là Jinbei, chuyên sản xuất các bộ phận xe hơi. Tiếng máy phát điện ầm ĩ khắp nơi.
Bìa giấy
Sản xuất thùng carton, bao bì rất căng thẳng trong đại dịch vì nhu cầu tăng cao. Nhưng hiện nay, thiếu điện ở Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động khiến bìa thiếu hụt trầm trọng hơn. Cụ thể, việc tạm dừng hoạt động tại nhiều xí nghiệp ở Trung Quốc khiến nguồn cung bìa giảm từ 10% đến 15% trong tháng 9 và tháng 10.
Thực phẩm
Chuỗi cung ứng thực phẩm cũng đang đứng trước nhiều rủi ro vì cuộc khủng hoảng năng lượng khiến việc thu hoạch tại quốc sản gia sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới gặp nhiều khó khăn. Giá thực phẩm toàn cầu đang cao nhất trong một thập kỷ. Giới phân tích cho rằng tình hình sẽ tồi tệ hơn nếu việc thu hoạch từ ngô đến đậu của Trung Quốc gặp khó.
|
Diễn biến giá thực phẩm. Nguồn: Bloomberg |
Gần đây, một số nhà máy tại Trung Quốc như nhà máy sản xuất đậu nành phải đóng cửa hoặc giảm sản lượng để tiết kiệm điện. Giá phân bón, một trong những mặt hàng quan trọng trong nông nghiệp, đã cao kỷ lục khiến nông dân điêu đứng.
Theo các nhà phân tích của công ty tài chính Rabobank (Hà Lan), ngành công nghiệp chế biến sẽ bị ảnh hưởng. Trong ngành sữa, cắt điện làm gián đoạn hoạt động của các nhà máy vắt sữa. Còn ngành thịt heo sẽ đối mặt với tình trạng thiếu kho lạnh bảo quản.
Hàng may mặc
Australia, nơi cung cấp khoảng 90% len của thế giới, gặp khó do Covid-19 vì các nhà máy sản xuất và các cửa hàng thời trang đóng cửa. Ngành dệt may chứng khiến sự sụt giảm về sản lượng nghiêm trọng khi Trung Quốc giảm 40% sản lượng vào tuần trước do cắt điện.
Công nghệ
Trung Quốc vốn là quốc giá sản xuất linh kiện, thiết bị lớn nhất thế giới, từ iPhone cho đến thiết bị chơi điện tử, chất bán dẫn dùng trong ngành ôtô.
Trước tình trạng thiếu điện, một số công ty phải ngừng hoạt động tại các cơ sở ở Trung Quốc. Pegatron, đối tác lớn của Apple, cho biết tháng trước họ bắt đầu cắt giảm lượng điện sử dụng. ASE Techonology, nhà sản xuất chíp lớn nhất thế giới, cũng đã tạm dừng sản xuất được vài ngày.
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng đến lĩnh vực công nghệ chưa thể xác định rõ do Trung Quốc đang trong thời gian nghỉ lễ dài. Nếu khủng hoảng năng lượng tồi tệ hơn thì sẽ tác động đến sản xuất trước mùa mua sắm cuối năm. Các doanh nghiệp lớn như Dell, Sony sẽ khó chịu được thêm cú sốc lần này sau tác động tiêu cực của đại dịch.
Ngành sản xuất ôtô
Toyota là công ty sản xuất hơn một triệu xe mỗi năm tại các nhà máy ở Thiên Tân và Quảng Châu thuộc Trung Quốc cho biết một số hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện.