Trung Quốc đang tạo ra một liên minh tập đoàn năng lượng lớn nhất thế giới
Theo trang Bloomberg, tập đoàn Đầu tư năng lượng mới này sẽ đứng đầu về công suất sản xuất và mang lại nguồn doanh thu lớn thứ 2 thế giới với tổng tài sản trị giá 1,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ.
Trung Quốc vừa qua đã chấp thuận việc sáp nhập tập đoàn Thần Hoa (Shenhua Group), một doanh nghiệp khai thác than hàng đầu đất nước, với tập đoàn Guodian, công ty sản xuất điện lớn nhất nước này.
Ủy ban Hành chính và Quản lý tài sản Quốc gia đã đưa ra thông báo sáp nhập vào hôm thứ hai vừa qua. Theo trang Bloomberg, tập đoàn Đầu tư năng lượng mới này sẽ đứng đầu về công suất sản xuất và mang lại nguồn doanh thu lớn thứ 2 thế giới với tổng tài sản trị giá 1,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ.
Khu vực khai thác than của tập đoàn Shenhua.
Sự liên kết Shenhua - Guodian đã trở thành tiên phong trong số ít các vụ sáp nhập của ngành công nghiệp năng lượng Trung Quốc, khi các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng cắt giảm lượng điện năng công nghiệp tiêu thụ ở các doanh nghiệp nhà nước.
Bà Miao Tian, chuyên gia phân tích cao cấp tại tập đoàn tài chính Sun Hung Kai ở Bắc Kinh cho biết: "Việc này đã khẳng định lại hướng cải cách doanh nghiệp nhà nước, các công ty công nghiệp cùng ngành, nhằm giảm đầu tư dự phòng và nâng cao hiệu suất."
Bà Miao Tian - Chuyên gia phân tích cao cấp tại tập đoàn Sun Hung Kai.
Cả 2 người phát ngôn của công ty Shenhua và Guodian tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đều không trả lời các cuộc gọi tới văn phòng của họ, cũng như không hồi đáp thư điện tử. Khoảng 3 tiếng trước khi thông tin sáp nhập của 2 tập đoàn này được công bố rộng rãi trên trang SASAC, chủ tịch của công ty Shenhua nói với các phóng viên Hồng Kông rằng, công ty vẫn chưa nhận được quyết định phê duyệt.
Theo Frank Yu, một nhà phân tích của công ty năng lượng Wood Mackenzie, công ty mới sáp nhập này sẽ được gọi là Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Quốc gia, với công suất lên đến hơn 225 GW, dẫn trước cả công ty Electricite de France với 137.5 GW và công ty Enel SpA với 83 GW tính tới ngày 30/6.
Lợi ích chung của việc sáp nhập
Tập đoàn Shenhua có thể giảm sự phụ thuộc vào khai thác than đá, loại công việc đang chiếm tới 90% doanh thu hiện nay. Thay vào đó, tập đoàn này có thể thu được một số nguồn năng lượng sạch khác thông qua lợi ích từ việc sáp nhập với công ty Guodian. Ở phương diện khác, công ty Guodian sẽ hưởng lợi từ việc cung cấp than và quản lý rủi ro tiền tệ của tập đoàn Shenhua, cũng như nguồn cơ sở hạ tầng, bến tàu, đường sắt,...
Cổ phiếu của tập đoàn Shenhua niêm yết trên sàn Hồng Kông tăng 4,7%, lên mức 20,1 đôla Hồng Kông, trước khi giảm 2,1% vào lúc 15h31 (giờ địa phương). Chỉ số HangSeng biến động nhỏ.
Trong tháng 6 vừa qua, tập đoàn Shenhua đã có được khối tài sản 1.014 nghìn tỷ NDT, đồng thời, trong năm ngoái, con số niêm yết cho thấy, đơn vị này sản xuất khoảng 290 triệu tấn than. Theo một tuyên bố từ Hội đồng Năng lượng Trung Quốc, công ty Guodian có tổng tài sản 803 tỷ NDT. Công suất phát điện của Tập đoàn Shenhua là 82 GW , trong khi đó, công ty Guodian có công suất lên tới 145 GW.
Công ty điện lực lớn nhất Trung Quốc Guodian.
Than và năng lượng tái tạo
Chủ tịch Tập Cận Bình hiện đang tìm cách giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn năng lượng than, đồng thời tăng cường sử dụng khí tự nhiên, năng lượng gió, mặt trời, thủy điện, hạt nhân. Theo trang BNEF, 23% sản lượng của 2 công ty vừa được sáp nhập kia sẽ là năng lượng tái tạo.
Nhà phân tích Sophie Lu của BNEF đã viết trong báo cáo ngày 9/8 rằng: "Việc sáp nhập có ý nghĩa rất quan trọng đối với tập đoàn Shenhua. Bởi vì chúng tôi đang phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà máy sản xuất điện từ than đá".
"Mục tiêu cuối cùng của cuộc cải cách xây dựng liên minh tập đoàn năng lượng này là có thể hình thành các công ty năng lượng liên kết lớn hơn, nhằm phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trên thị trường than đá và điện.", Yu nói, "Hoặc là họ có thể bán công nghệ hạt nhân, công nghệ năng lượng điện cho các thị trường mới nổi ở Châu Á".
Tập đoàn Huaneng của Trung Quốc, doanh nghiệp sản xuất năng lượng than lớn nhất đất nước này, có thể sẽ được hợp nhất với Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Quốc gia (State Power Investment), công ty sở hữu công nghệ năng lượng hạt nhân của nước này. Chủ tịch SPIC Wang Binghua phát ngôn vào tháng 7 vừa qua rằng, công ty này đang trao đổi với tập đoàn Huaneng về việc cơ cấu lại và sắp tới "một thay đổi lớn có lẽ sẽ xảy ra".