Trong vài năm tới, tuyệt đối không tiêu những khoản tiền này: Đừng bao giờ cho người không cần vay tiền, nếu không có kinh nghiệm thì đừng khởi nghiệp!
Bất kể khi nào muốn đầu tư kinh doanh, bạn chỉ cần nhớ một câu: Bạn muốn kiếm thêm lợi nhuận, trong khi người khác muốn thu tiền gốc của bạn.
Có câu nói rằng trong thời đại mà tiền bạc là quan trọng nhất, tiền trong túi chính là lá bùa cứu mạng của bạn. Khi bạn bị bệnh tưởng chừng như bác sĩ đang cứu bạn nhưng thực chất chính tiền mới là người cứu bạn. Bạn không có tiền, thậm chí thuốc men cũng khó có được huống chi đòi hỏi bác sĩ.
Khi bạn gặp khó khăn, tưởng chừng như người cao thượng đang giúp đỡ bạn nhưng thực chất chính tiền đang cứu bạn.
Hiện nay, khi tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, để kiếm được đồng tiền không hề đơn giản. Do vậy, các chuyên gia khuyên rằng, trong vài năm tới, tốt nhất bạn nên đề phòng ví tiền của mình và đừng tiêu những khoản tiền này thì mới có thể sống ổn định.
1. Cố gắng tránh tiêu dùng thấu chi và giảm nợ
Con người hiện đại có thói quen xấu là sử dụng vốn vay để tiêu dùng hoặc thấu chi để tiêu dùng. Như người xưa vẫn nói, hãy tiêu tiền trong tương lai trước. Tại sao lại như vậy?
Vài năm trở lại đây, hành vi sử dụng thẻ tín dụng hay vay thấu chi không còn quá xa lạ. Mỗi người đều có những nhu cầu khác nhau. Nếu dòng tiền của chính bạn không thể đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của bạn, bạn chỉ có thể vay tiền để tiêu dùng.
Song điều này gây ra không ít những rắc rối mà bạn sẽ gặp phải. Thứ nhất, nếu thu nhập hàng tháng của bạn đều đặn, thì sử dụng thẻ tín dụng để tiêu trước trả sau cũng là một cách hữu ích.
Ngược lại, nếu bạn vốn dĩ đã không có năng lực để thanh toán dẫn đến tiền lãi ngày càng lớn thì cuối cùng những chiếc thẻ này sẽ "đè bẹp" bạn lúc nào không hay.
Đặc biệt, khoản vay tiêu dùng khủng khiếp nhất là mua nhà. Bạn làm việc chăm chỉ, tưởng chừng như đang làm việc cho ông chủ nhưng thực chất bạn đang làm việc cho ngân hàng. Lãi suất thế chấp có thể thu được giá trị sức lao động của bạn trong hơn mười hoặc hai mươi năm.
Nhìn chung, đừng dại dột dấn thân chỉ vì bạn nghĩ rằng có thể vay tiền để mua nhà. Bởi trước khi khoản vay được hoàn trả, nguy cơ mất cả mạng sống và tiền bạc của bạn chưa biết sẽ tới lúc nào.
2. Đừng bao giờ cho người không cần vay tiền
Có một câu nói phổ biến trong dân gian: "Cứu nạn nhưng không cứu người nghèo".
Việc cho người khác vay tiền không nên được thực hiện một cách mù quáng. Chúng ta cần tuân thủ một nguyên tắc: cho người thân vay tiền khi thực sự cần giúp đỡ khẩn cấp, nhưng không cho người có vẻ nghèo khó vay tiền.
Tất nhiên, nhiều người sẽ thắc mắc, tại sao chúng ta không thể "cứu trợ người nghèo"? Nghèo đói là vấn đề cá nhân mà chỉ có cá nhân mới có thể giải quyết được và người khác không thể làm gì để giúp đỡ. Bạn có thể giúp anh ấy một thời gian, nhưng bạn không thể giúp anh ấy cả đời.
Đồng thời, ở góc độ cá nhân, việc cho người không có khả năng trả nợ vay tiền cũng tương đương với việc lãng phí tiền một cách vô ích. Nếu bạn vẫn cố ý cho mượn tiền khi người khác không kiếm được tiền thì chẳng phải bạn sẽ mất cả mạng sống lẫn tiền bạc sao?
Đừng bao giờ cho ai vay tiền trong vài năm tới. Trong thời kỳ lạm phát, kinh tế đi xuống, cuộc sống không hề dễ dàng với tất cả mọi người, số tiền bạn cho người khác vay có thể trở thành chìa khóa cắt đứt các mối quan hệ.
3. Đừng tin vào những dự án đầu tư có vẻ mang lại lợi nhuận cao
Có câu nói "trên đời không có bữa trưa miễn phí". Về cơ bản, bạn không thể có được bữa trưa miễn phí trừ khi bạn là người đặt ra quy tắc hoặc là người giàu có và quyền lực. Đối với người bình thường, mọi việc họ làm đều có chủ đích và chi phí đi kèm.
Mọi người đều cần phải kiếm tiền, và mong muốn kiếm được nhiều tiền. Lòng tham dễ khiến bạn mờ mắt trước những lời dụ dỗ ngon ngọt từ những kẻ lừa đảo. Họ nói với bạn rằng, một dự án nào đó sinh lời rất cao và hướng dẫn bạn đầu tư, từ đó gài bẫy bạn rồi khiến bạn mất tiền ngay lập tức.
Cũng giống như mua một căn nhà, ban đầu bạn không muốn mua nhưng những người môi giới bất động sản cứ nói với bạn rằng, mua nhà bây giờ rất có lời. Điều này cho thấy điều gì? Càng nhấn mạnh vào điều gì đó thì nó càng trở nên kém tin cậy hơn. Nếu không hiểu được logic kinh doanh này, bạn sẽ dễ dàng trở thành "bữa ăn" của người khác.
4. Người không có kinh nghiệm không bao giờ nên khởi nghiệp
Nếu bạn có con mắt tinh tường, có đầu óc kinh doanh, có năng lực chuyên môn và có tiền bạc thì không có gì sai khi bạn muốn khởi nghiệp.
Nhưng với đại đa số người bình thường, không phải ai cũng có những phẩm chất này. Đôi khi, bạn vì được bạn bè, người thân rủ rê mà bỏ tiền ra kinh doanh, đến khi thua lỗ thì mới hối hận trước những tổn thất tài chính. Lúc này, bạn ước gì mình được đứng ngoài cuộc còn hơn là trở nên hữu danh vô thực.
Như một ông chủ doanh nhân đã nói: Khi thấy người khác kiếm tiền bằng cách bắt đầu công việc kinh doanh, bạn nghĩ rằng mình cũng có thể làm như vậy. Song như mọi người đều biết, có sự khác biệt rất lớn về môi trường và hoàn cảnh giữa con người với nhau.
Ví dụ, hơn mười hoặc hai mươi năm trước, thị trường chưa bão hòa và rất cởi mở, bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền từ bất cứ việc gì bạn làm. Ngày nay, thị trường đã thay đổi, kiếm tiền rất khó khăn, đối với những người bình thường không có nền tảng và không có mối quan hệ thì việc kiếm tiền trên thị trường kinh doanh chỉ là một giấc mơ.
Bất kể khi nào trước khi khởi nghiệp bạn chỉ cần nhớ một câu: Bạn muốn kiếm thêm lợi nhuận, trong khi người khác muốn thu tiền gốc của bạn.
Theo Aboluowang