Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu?

13/08/2021 09:26 AM | Sống

Có một sự thật là người trẻ bây giờ thực sự đã rất khác xưa, tư duy về làm giàu của họ nhanh nhạy và luôn bắt kịp “speed” thời đại.

Những khái niệm như “tài chính”, “quản lý tài chính” hay “đầu tư” trong suy nghĩ mặc định chung của nhiều người vẫn là thứ gì đó to tát và khá… vĩ mô. Tài chính phải là cái gì đó liên quan đến tiền tệ, kinh tế xã hội to đùng đoàng và đầu tư đương nhiên cũng thích hợp với lớp doanh nhân, đại gia gia tài bạc tỷ hơn.

Nhưng sự thật thì không, hoặc ít nhất xu hướng bây giờ là không.

Trong lúc bạn đang than vắn thở dài sao lương tháng này mãi chưa về, sao lương vừa về đã hết, sao tài khoản lúc nào cũng trong trạng thái 0 đồng, thậm chí âm thì một số người khác (có bằng tuổi bạn, có hơn tuổi bạn và cũng chẳng thiếu các em kém bạn cả đống tuổi) lại đau đầu vì những vấn đề khác như đầu tư khoản này thì bao nhiêu lâu sẽ thu về lợi nhuận, hình thức đầu tư nào là phù hợp, và xa hơn nữa là nên mua xe hiệu gì, sắm nhà ở đâu… Vậy sự khác nhau giữa họ và bạn nằm ở đâu?

Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với các bạn trẻ thuộc nhiều “zone” tuổi khác nhau để rút ra được kết luận người trẻ bây giờ thực sự đã rất khác xưa, tư duy về làm giàu của họ nhanh nhạy và luôn bắt kịp “speed” thời đại. Họ không chỉ dám nghĩ mà còn dám làm, dám đầu tư cũng dám thất bại để rồi thứ họ thu về không chỉ là tiền, là vị thế mà còn nhiều hơn thế!

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 1.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 2.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 3.

Khoảng năm 2017, mình bắt đầu nhìn nhận khác đi về tiền bạc. Đến 2018 thì mình có cơ hội quen biết và tiếp cận với kiến thức tài chính từ các chuyên gia trong chuyên mục “Ví tiền của bạn” của Cafe Sáng. Từ đó mình biết tài chính cá nhân có rất nhiều khía cạnh và có rất nhiều kiến thức tài chính thông minh đã được áp dụng trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì chưa phổ biến với các bạn trẻ lắm.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 4.

Rủi ro nhất là khi đầu tư vào thứ mà mình không biết. Mình từng trả giá khi đầu tư vào crypto currency (tiền kỹ thuật số) năm 2018 và gần như mất hết. Bài học là chỉ đầu tư vào thứ mình có kiến thức, không bao giờ nên đầu tư chỉ vì FOMO (fear of missing out - nỗi sợ bị đứng ngoài cuộc).

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 5.

Còn nếu so sánh giữa các kênh đầu tư thì kênh nào cho lợi nhuận nhiều nhất, cao nhất, đặc biệt là trong ngắn hạn sẽ là kênh rủi ro hơn. High risk, high return (rủi ro cao, lợi nhuận cao) mà.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 6.

Cả hai. Nên phân bổ danh mục đầu tư một cách hợp lý. Một phần để tiết kiệm, một phần để đầu tư. Và danh mục đầu tư cũng nên phong phú gồm ngắn hạn, dài hạn, rủi ro nhiều và rủi ro ít. Cách chia tỷ lệ thì rất nhiều và tuỳ thuộc khẩu vị rủi ro của mỗi người.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 7.

Mọi bài học đều mang lại giá trị ý nghĩa. Không nên “giá như” mà hãy thay đổi hành động từ bây giờ để tương lai không cần nói “giá như”.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 8.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 9.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 10.

Từ hồi tiểu học, mẹ đã bắt đầu cho mình tự giữ tiền mừng tuổi, tự quản lý lợn tiết kiệm và định hướng rất nhiều về chuyện tiết kiệm, chi tiêu hợp lý. Ngay từ đó, mình đã được tiếp xúc với tiền và có những bài học đầu tiên về chuyện quản lý chi tiêu rồi.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 11.

Về bản chất, nợ nần không phải là một tình trạng tiêu cực tuyệt đối, mà liên quan đến lý do dẫn đến khoản nợ đó. Ví dụ bạn chi tiêu cho việc hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn mức thu nhập của bản thân dẫn đến nợ nần, thì đó là một khoản nợ xấu. Còn nếu đó là một khoản nợ có khả năng mang lại lợi ích trong tương lai, ví dụ vay tiền mua nhà, trả góp dần thay vì chi tiền thuê nhà hàng tháng; hoặc vay tiền để đầu tư thì đó có thể được coi là một khoản nợ có ích.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 12.

Tùy thuộc xem năng lực của bạn đến đâu. Có khả năng nhận định thị trường, có mối quan hệ, có nguồn tin… thì có thể cân nhắc đến đầu tư chứng khoán, bất động sản. Còn nếu chỉ biết nghe theo người ta, chạy theo thị trường thì gửi tiết kiệm sẽ an toàn hơn.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 13.

Giá như có nhiều kiến thức về tài chính và đầu tư hơn, mình nên chuyển một phần tích lũy hiện tại sang kênh đầu tư từ sớm thay vì đặt 100% vào kênh tiết kiệm như hiện giờ.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 14.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 15.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 16.

Từ khi có nhận thức là bố mẹ đã dạy mình về giá trị của đồng tiền và chi tiêu ngay từ những thứ nhỏ nhất như cái kẹo, cái bút. Nhưng phải đến khoảng 14-15 tuổi mình mới bắt đầu được hiểu giá trị thực sự của “đồng tiền” nhờ vào chính sức lao động của mình.

Mùa hè năm lớp 9, mình được gửi tới làm tại cửa hàng bạn của mẹ. Công việc là nhân viên bán hàng nhưng bọn mình phải làm tất cả từ bê vác các thùng hàng, sắp xếp lau chùi đồ, phân loại, kiểm soát và tư vấn khách hàng. Sau 3 tháng, mình nhận lương khoảng 5 triệu đồng, không nhiều nhưng nó thực sự quý về cả mặt vật chất lẫn tinh thần với một cô bé mới chỉ lớp 9. Nó cũng chính là viên gạch khiến mình bắt đầu tích góp tiền mua chiếc máy ảnh đầu tiên trong sự nghiệp.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 17.

Các kênh BO - quyền chọn nhị phân, nôm na là một dạng giao dịch tài chính không chắc chắn. Lý do thì đơn giản từ bản chất của hình thức này, đây là 1 trò chơi may rủi, bạn đưa ra quyết định vào từng thời điểm tuỳ thuộc vào sự lên hoặc xuống của thị trường, còn lỗ hay lãi là dấu hỏi bạn chưa thực sự nắm chắc.

Chủ sàn có rất nhiều cách biến tướng và kiểm soát người tham gia. Bạn tưởng tượng đầu tư vào 1 kênh mà bạn nằm ở lưỡi, chủ sàn nằm ở chuôi, họ có thể đánh sập bất kỳ lúc nào, rủi ro hơn cả đánh bạc luôn.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 18.

Phải xét xem nó là loại nợ gì, nợ tiền để ăn chơi trác táng hay đầu tư theo phong trào thì mình không đồng tình. Nhưng nhìn theo hướng khác, khi trưởng thành, chuyện nợ nần không phải là cụm từ đáng sợ, thậm chí đôi khi là 1 điều tốt.

Không giấu gì mình vẫn đang còn một khoản nợ ngân hàng. Trong kinh doanh hay đầu tư tài chính, nợ có thể là đòn bẩy tài chính, nếu các kênh đầu tư của bạn đạt tỉ suất lãi cao hơn lãi ngân hàng thì ngại gì mà không vay ngân hàng. Rủi ro chắc chắn có nhưng quan trọng bạn nợ đúng lúc, đúng mục đích và có phương án kiểm soát những khoản nợ đó.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 19.

50:50 hoặc 30:70. Tuy nhiên, con số cụ thể còn tuỳ vào từng thời điểm, bạn đang muốn tập trung vào cái gì, mục tiêu sắp tới như thế nào để cân đối 2 khoản này.

Hiện tại mình đang đầu tư gần như toàn bộ tiền mình có vào công ty và thêm 1 số kênh đầu tư tài chính ngoài như chứng khoán, hay cổ phần công ty khác. Nhưng Covid-19 làm đình trệ mọi thứ khiến mình nhận thấy tầm quan trọng của việc giữ 1 khoản tiết kiệm nhất định để kiểm soát rủi ro. Sẽ luôn có những vấn đề khách quan xảy ra mà bạn không lường trước được, nên khi có 1 nguồn tiền chắc chắn thì chúng ta sẽ đỡ áp lực hơn.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 20.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 21.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 22.

Ngay khi có công việc làm thêm đầu tiên, mình đã nghĩ về việc sử dụng số tiền kiếm được bằng cách chia thu nhập ra 3 khoản:

- Tiền học thêm và tiền mua sách tham khảo: Đây là khoản tiền đầu tư cho bản thân để có thể tạo ra thêm nhiều thu nhập nữa. Khi còn là học sinh, "người quyết định vận mệnh" của chúng mình chủ yếu là các thầy cô giáo, người chỉ nhìn vào năng lực và sự cầu thị, nên mình của năm đó hoàn toàn không hề có suy nghĩ sẽ phải tiêu tiền cho những vật trang trí vẻ ngoài. Mình mua khoá học, khoá luyện thi online và sách tham khảo để tham gia biên soạn tài liệu dạy thêm giúp thầy cô. Ngoài ra mình còn được thuê chấm bài và tổng kết điểm cho các em lớp dưới.

- Tiền "networking": Là khoản đầu tư cho các mối quan hệ. Mình hay mua cà phê lon cho các bạn học cùng lò luyện thi để có thể được giảng bài, giữ chỗ, xin đề cương từ trường của các bạn.

- Tiền tiết kiệm: Khoảng hơn trăm nghìn mỗi tháng vào những năm 2010 cho những việc cấp bách. Dù không có nhiều việc cấp bách nhưng cảm giác trong người có tiền vẫn rất tự tin.

Khi có nhiều nguồn thu nhập và con số trong tài khoản cũng tăng lên kha khá, mình bắt đầu chia thu nhập ra thành nhiều phần hơn.

- Tiền tiết kiệm: Tiết kiệm là mục tiêu tối thượng của mình khi kiếm tiền. Có thể do từ nhỏ mình đã có suy nghĩ: phải đứng vững trước rồi mới làm được việc lớn, nên mình luôn tiết kiệm tối đa 50% tất cả những khoản thu của mình.

- Tiền bảo hiểm sức khỏe và sinh mạng: Mình tham gia bảo hiểm nhân thọ ngay từ lần đầu tiên được ký hợp đồng lao động chính thức. Tới nay, bảo hiểm nhân thọ luôn chiếm 30% thu nhập năm của mình. Vì luôn luôn bị nhắc nhở đóng phí nên mình cũng có ý thức đi khám sức khỏe định kỳ theo thông báo của công ty bảo hiểm. Từ ngày tham gia bảo hiểm nhân thọ cho bản thân và cho mẹ, mình cảm thấy cuộc sống thong thả và an tâm hơn. Cũng không phải nghĩ ngợi chuyện "Ốm đau lấy đâu ra tiền" nữa.

- Tiền đầu tư cho công việc: Mình đầu tư rất rất nhiều tiền cho công cụ lao động: Máy móc, trang thiết bị, ứng dụng, nền tảng nội dung trả phí, khoá học. Dù không bao giờ sử dụng hết những nguồn lực đã mua về nhưng mình tự tạo sức ép cho bản thân rằng mỗi ngày phải đọc một chút (vì đã mất tiền đăng ký) hoặc phải xem các clip YouTube để khai thác hết tiềm năng của các thiết bị mình đã mua. Nhờ đầu tư cho thiết bị, mỗi ngày mình có thể làm rất nhiều việc và tạo ra nhiều giá trị.

- Tiền đầu tư vào con người: Mình luôn trích thu nhập của bản thân để tặng quà, mời nước, mời cà phê những người xung quanh, đặc biệt là những ai giúp đỡ mình trong công việc. Không có câu hỏi nào không đi kèm một cốc cà phê hay một ly trà sữa. Chính vì có "quà hối lộ" nên người ta cũng vui vẻ giúp mình hơn. Tiến độ công việc được đẩy nhanh hơn.

- Tiền tiêu cho bản thân: Không tính các khoản cố định như nhà cửa, di chuyển, mình tiêu khá nhiều tiền vào việc thuê ngoài đối với các công việc như dọn dẹp, giặt sấy, mua đồ ăn từ bên ngoài để có thời gian làm những việc khác và nghỉ ngơi. Mình tự thưởng bản thân bằng những món đồ có thể phục vụ cho công việc, liên tục tạo ra doanh thu, đó chính là phần thưởng lớn nhất.

- "Một chút liều lĩnh, một chút vị tha": Mình cũng tìm niềm vui từ việc đầu tư chứng khoán và lấy số tiền lãi để quyên góp từ thiện và cho đi. Việc làm này mang lại niềm vui và động lực để mình lao động chăm chỉ hơn. Ngoài ra, mình tham gia góp vốn vào một công ty nhỏ, mở sổ tiết kiệm và mua vàng dự trữ.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 23.

Mình rất ghét nợ nần, thà không làm còn hơn làm mà phải đi vay tiền. Kẻ thù của mình là cảm giác bất an và bị điều khiển bởi người khác. Vậy nên mình không vay nợ cá nhân và cũng không khuyến khích bất kì ai vay nợ cá nhân và làm phiền đến người thân và bạn bè mình.

Bù lại thì mình luôn phát huy tối đa lợi ích của thẻ tín dụng. Mình trả góp tất cả những đồ đạc phục vụ công việc có giá trị trên 20 triệu và khai thác tối đa chúng sao cho trong một nửa thời hạn trả góp, mình có thể dùng chúng để tạo ra 2 đến 3 lần giá trị khoản trả góp.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 24.

Chắc chắn là tiết kiệm, hoặc đầu tư vào trang thiết bị để có thể tự mình làm ra nhiều tiền hơn. Mình chỉ tin vào việc tăng năng suất lao động dẫn tới tăng thu nhập, chứ tiền không thể tự đẻ ra tiền. Nếu bạn ngồi yên một chỗ, đầu tư 100 triệu đồng và thu lại được 120 triệu đồng thì ở đâu đó, có một người như bạn vừa mất đi đúng 20 triệu đồng thậm chí là nhiều hơn.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 25.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 26.

Giá như mình gặp được một cố vấn tài chính sớm hơn. Trong nhiều năm qua, mình có khá nhiều quyết định tài chính sai lầm nhưng nhanh chóng quên đi và coi đó là "học phí trường đời".

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 27.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 28.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 29.

Chứng khoán. Mình bắt đầu tìm hiểu và có thử nghiệm gần đây. Hiện nay hàng loạt thông tin về chứng khoán khá cám dỗ, khiến nhiều bạn trẻ ảo tưởng có thể làm giàu sau một đêm. Nhưng nếu không trang bị kiến thức đầy đủ, tỉ lệ rủi ro là rất cao.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 30.

Ngày xưa mình xài thẻ tín dụng hao lắm. Giờ nghĩ lại nếu cứ mãi dính vào vòng luẩn quẩn “mắc nợ - kiếm tiền - trả nợ” thì mình sẽ không bao giờ đạt tới cảnh giới tự do tài chính được. Nhiều người quan niệm nợ nần để mua nhà, để đầu tư kinh doanh đó là nợ tốt, có động lực để mình kiếm tiền trả nợ. Nhưng điều này chỉ áp dụng với ai đã có khả năng tự chủ tài chính và có mục tiêu kế hoạch trả nợ rõ ràng. Còn mình thì không, nên mình không thích nợ nần.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 31.

Nên chia ra nhiều hũ tiền với nhiều mục đích khác nhau. Có nhiều lý thuyết chia tỉ lệ hũ, ví dụ như đầu tư - tiết kiệm lâu dài - tiết kiệm khẩn cấp, tuỳ thuộc vào thu nhập cá nhân.

Riêng mình tỉ lệ giữa tiết kiệm giữa tiết kiệm và đầu tư là 50:50.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 32.

Giá như ngay từ những ngày đầu tiên bắt đầu đi làm, mình không đụng đến thẻ tín dụng và học được cách quản lý tài chính sớm hơn, thì bây giờ mình đã “giàu” hơn rồi, haha

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 33.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 34.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 35.

Thực tế thì mình bắt đầu “đầu tư” từ hồi đầu cấp 2. Bố mẹ khi ấy đã cho mình giữ tiền, chủ yếu từ tiền thưởng khi tham gia các cuộc thi, đạt các danh hiệu và tiền lì xì Tết, nên đến cuối năm cấp 1 - đầu cấp 2 mình đã có 1 khoản nho nhỏ để mua chỉ vàng. Gọi là đầu tư nhưng chủ yếu là do bố mẹ tư vấn và giao dịch. Bởi vậy mà từ hồi đó mình bắt đầu quan tâm tới giá vàng như một thú vui, thậm chí có giai đoạn mình có sense biết giá vàng sẽ lên hay xuống, dù là cảm tính nhưng thế nào lại rất chính xác, nên cũng tư vấn ngược lại cho bố mẹ nữa.

Tới năm lớp 7-8 gì đó thì nhà mình mua đầu kỹ thuật số, lúc đó mình mới phát hiện ra kênh VTC8 là kênh mà cả ngày đưa ra thông tin tài chính - kinh tế và có dải chữ chạy phía trên và phía dưới màn hình liên tục về giá vàng, giá USD và nhiều ký tự khác nữa mà sau này mình mới biết là chỉ số chứng khoán, giá xăng dầu,... Hồi đó mình bắt đầu quan tâm tới giá USD và trong đầu cứ nghĩ mãi một chuyện, là tỷ giá hối đoái của đồng USD và VND lên xuống không đáng kể như vậy thì mua USD để đầu tư sinh lời sao mà giàu nhanh.

Bố mẹ mình làm nhà nước nên tâm lý rất an toàn, thiên về tích lũy vững bền. Bố mẹ nói là chỉ ai có nhiều tiền để sở hữu nhiều USD thì những thay đổi “không đáng kể” kia mới đem lại giá trị “đáng kể”. Mình còn được khuyến mãi thêm một vài câu chuyện về những người đầu tư chứng khoán thời đó phải bán gia tài, sống trong nợ nần vì ham mê đầu tư và “gồng lỗ”.

“Kiếm tiền” thì mình nghĩ tới khá trễ, tận tầm cấp 3 cơ, chủ yếu qua 2 dòng tiền là tiền thưởng từ các cuộc thi, danh hiệu và tiền lì xì Tết. Nhìn lại hồi đó mình thấy khá tiếc vì bản thân còn an toàn lắm, chưa hành động nhiều, dù đó là giai đoạn mình muốn bứt khỏi sự kiểm soát của bố mẹ và tự làm chủ những quyết định trong đời mình, sẵn sàng chịu trách nhiệm với nó.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 36.

Chứng khoán phái sinh. Khác với chứng khoán cơ sở mà người đầu tư có thể lựa chọn hình thức theo khẩu vị của bản thân là đầu tư lướt sóng hay đầu tư giá trị (trung hạn, dài hạn), tức là nếu đầu tư giá trị thì có khi 1 ngày mở bảng điện tử ra xem giá thị trường 1 lần là đủ, thậm chí 1 tuần vài lần thôi, thì phái sinh là bộ môn “đau tim” mà mình phải check theo đơn vị “phút”. Nghĩa là bạn có thể lãi vài chục triệu trong 1 buổi sáng nhưng cũng có thể mất luôn 100 - 200 triệu ngay trong chiều hôm đó.

Mình biết một anh chỉ ngồi trên máy bay trong lúc thị trường điều chỉnh mà vừa xuống sân bay cái thấy tài khoản bay mấy trăm triệu. Mình cũng rơi vào hoàn cảnh đó mấy lần rồi, ngay với đầu tư chứng khoán cơ sở, do mình đầu tư lướt sóng. Có lần mình đi công tác từ TP.HCM ra Hà Nội, đúng chiều đó thị trường bắt đầu nhịp điều chỉnh dài, mình xuống sân bay cái thấy bay ngay 20-30 triệu dù sáng đó tài khoản xanh lá mướt mát. Vài lần khác thì vướng họp, hoặc quá chủ quan, quá tham lam nên mất mấy chục triệu coi như phí đi học thôi. Mình đầu tư margin (giao dịch ký quỹ) nên không dám đầu tư “cho vui”, mà vừa đầu tư vừa đúc kết kinh nghiệm đường dài.

Mình nghĩ Coin hay Forex còn rủi ro hơn nhưng mình chưa có duyên đầu tư dù đã có ý định gia nhập lâu rồi, duyên chưa đến thì chịu vậy thôi.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 37.

Nếu có ít tiền thì đem đầu tư chứng khoán, còn nhiều thì mình sẽ đi đầu tư bất động sản (BĐS). Nhìn chung, đầu tư BĐS cũng như gửi tiết kiệm vậy, người ta đầu tư BĐS không lãi nhiều thì cũng lãi một hai đồng, hiếm người lỗ lắm. Tiền để trong BĐS chẳng khác gì gửi trong một ngân hàng lãi suất cao và lãi suất tăng liên tục.

Mình vẫn ưu tiên trích ra một khoản để đầu tư cho giáo dục và phát triển cho các business hiện tại, thậm chí tiếp tục thêm 1-2 ý tưởng khác, do mình vẫn luôn nung nấu khát vọng làm chủ một hệ sinh thái các doanh nghiệp hướng tới cải thiện giá trị tinh thần và nâng cấp trải nghiệm của người dùng. Học là chuyện cả đời, mình luôn cầu tiến trong chuyện mở rộng hiểu biết và kiến thức ở những lĩnh vực chuyên môn hoặc lĩnh vực mình yêu thích, quan tâm như quản trị doanh nghiệp, marketing, tâm lý học, nghệ thuật, chữa lành, văn hoá...

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 38.

Giá như mình có ý thức về việc gia tăng các nguồn thu nhập và tìm hiểu về việc quản lý tài chính một cách nghiêm túc ngay từ hồi cấp 3, bởi khi nhìn lại số tiền đầu vào của mình trong giai đoạn cấp 3 tới 1-2 năm đầu Đại học thì không phải con số nhỏ, nhưng đầu ra ngoài việc mua rất nhiều sách và đi du lịch ra thì cách chi tiêu của mình chưa thực sự hợp lý và mang lại nhiều ý nghĩa cho hiện tại.

Nếu được quay lại, mình sẽ khuyến khích bản thân liều lĩnh bước vào thị trường chứng khoán sớm hơn. Bạn có thể x2 tài sản trong vòng 4 tháng nhưng cũng có thể mất 20% tài sản trong một buổi chiều - nhưng mấu chốt là làm sao để 20% tài sản đó không ra đi trong vô nghĩa và quan trọng là chỉ được để bản thân rơi vào hoàn cảnh đó trong một khoảng thời gian nhất định.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 39.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 40.
 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 41.

Mình biết đến tiền chắc phải từ hồi 4-5 tuổi. Lúc đó mình thường nghĩ đến món đồ mình muốn có rồi xin tiền ba mẹ để mua được món đó. Tới tầm 6 tuổi, khi có nhiều thứ muốn mua hơn mà ba mẹ không phải cứ xin tiền là cho nên mình nghĩ đến việc kiếm tiền. Tết là giai đoạn mình “làm ăn” khá khẩm nhất bởi tiền lì xì, hè thì mình soạn sách vở, những gì không dùng nữa để bán ve chai.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 42.

Rủi ro nhất chính là không đầu tư. Đồng tiền để yên chắc chắn sẽ mất giá. Mình đang đầu tư chứng chỉ quỹ, chứng khoán, tiền điện tử với tham gia bảo hiểm. Sắp tới, mình sẽ đầu tư thêm khởi nghiệp. Cả 3 danh mục này hiện tại mình không quan tâm lời lỗ lắm, vì đầu tư lâu dài, không phải dạng lướt sóng.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 43.

Tháng nào lãnh lương xong việc đầu tiên mình làm là trích thu nhập ra đầu tư, có khi đến 50% thu nhập luôn. Mình đầu tư đều đặn hằng tháng, dạng bình quân giá, không phải dạng hy vọng mua đáy bán đỉnh. Với mình còn trẻ nên biết sức mạnh lãi kép sẽ ghê gớm lắm. Như tháng vừa rồi mình mua cổ phiếu của FPT và VN direct khoảng 40 triệu, chứng chỉ quỹ 20 triệu và coin 10 triệu. Mình không gọi là rủi ro mà gọi là tỉ lệ thất bại. Trong 3 danh mục mình đang đầu tư thì tiền điện tử có tỉ lệ thất bại cao nhất nhưng bù lại thì lợi nhuận nó mang lại khá hấp dẫn, nếu tăng có thể gấp 10, 100 thậm chí 1000 lần. Và một lần nữa, mình còn trẻ mà, nên mất thì làm lại, “hem” sao. (cười)

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 44.

Giới kinh doanh quan niệm nếu nợ ít thì bạn sợ ngân hàng còn khi bạn nợ cả núi tiền thì đến lượt ngân hàng phải sợ bạn. Quan trọng là nợ để làm gì, làm sao để mượn được nợ, như thế nào để trả nợ? Miễn đừng nợ nần để tiêu xài hoang phí, đáp ứng các thú vui xa xỉ là được.

 Trong lúc tôi ngồi đây, người ta đang đầu tư - vay mượn thế nào để mau giàu? - Ảnh 45.

Đương nhiên là đầu tư rồi, “money never sleeps” mà. Tiền mà để yên thì sẽ mất giá. Đầu tư đều đặn và lâu dài giúp gia tăng tài sản đáng kể.

Ảnh: NVCC

Team ĐS

Cùng chuyên mục
XEM