Triết lý kim cương của Lưu Bang: Hiểu được nhân tâm, ắt có được thiên hạ!

02/09/2024 22:21 PM | Sống

Liệu lòng nhân từ và lẽ phải của Lưu Bang xuất phát từ tấm lòng chân chính của ông, hay đó là một phương pháp để trị nước?

Sau khi Lưu Bang lên ngôi hoàng đế, ông tổ chức yến tiệc ở Nam Cung, Lạc Dương.

Ông đặt ra một câu hỏi đã được thiên hạ thảo luận cả hàng nghìn năm: Vì sao ta có được thiên hạ, vì sao Hạng Vũ lại mất thiên hạ?

Ông tự trả lời: "Tuy ta không giỏi lập kế hoạch bằng Trương Lương, không giỏi trị nước bằng Tiêu Hà, không giỏi chỉ huy quân đội bằng Hàn Tín, nhưng ta biết cách dùng người và tận dụng tài năng của họ."

Trước đây khi thấy tình tiết này, tôi đã cảm thấy nghi ngờ:

Không, Lưu Bang văn chương không bằng Trương Lương, võ công kém hơn Hàn Tín, vậy tại sao có thể áp đảo bọn họ, dẫn dắt bọn họ chinh phục thiên hạ?

Sau khi đọc lại "Sử kí, Cao Tổ bản kí", những nghi ngờ của tôi cuối cùng đã được giải đáp.

So với các cố vấn và tướng lĩnh của mình, Lưu Bang thắng vì hiểu được bản chất con người.

Chỉ có Lưu Bang mới hiểu được bản chất con người và nắm được lòng người.

Ở Lưu Bang vừa có cái uy của viên kim cương, vừa có sự mềm mỏng của một vị bồ tát: hiểu được bản chất con người, ắt có ngày lật thân- Ảnh 1.

Nhân vật Lưu Bang trên màn ảnh nhỏ

01

Với người khác, thao túng lòng người

Năm 204 TCN, Kiềm Bố nghi ngờ Hạng Vũ sẽ phục thù nên đã ngàn dặm xa xôi đầu quân cho Lưu Bang.

Vốn tưởng Lưu Bang sẽ đãi mình rượu thịt ngon, nhưng không ngờ vừa bước vào phòng đã thấy Lưu Bang đang ngồi dang rộng chân trên giường và rửa chân.

Dạng chân là một hành vi rất bất lịch sự ở thời xưa, chưa nói đến việc rửa chân trước mặt người khác.

Kiềm Bố đã rất tức giận khi nhìn thấy cảnh tượng này.

Vì sao Lưu Bang lại rửa chân khi tiếp đón một chư hầu?

Bởi lẽ khi Hạng Vũ phong tước 18 chư hầu, Lưu Bang và Kiềm Bố đều là chư hầu.

Kiềm Bố là cánh tay phải của Hạng Vũ, địa vị thậm chí còn cao hơn Lưu Bang.

Nếu Lưu Bang đối xử với Kiềm Bố bằng những lời lẽ khiêm tốn và nhã nhặn, điều đó sẽ khiến Kiềm Bố sinh lòng ngạo mạn, cố tình rửa chân trước mặt là để làm rõ địa vị của nhau.

Tất nhiên, nếu chỉ làm vậy, Kiềm Bố ắt sẽ không phục.

Nhưng Lưu Bang cũng không có ý định dừng lại tại đó, ông sai người hầu đưa Kiềm Bố về cung nghỉ ngơi.

Kiềm Bố nhìn kỹ hơn thì thấy đồ đạc, đồ ăn, người hầu đều giống Lưu Bang nên vui mừng khôn xiết.

Trước tiên, cho anh ta một cây gậy để khiến anh ta sợ hãi; sau đó, cho anh ta một củ cà rốt để khiến anh ta có lòng biết ơn.

Lưu Bang đã thu phục Kiềm Bố bằng cách này.

Tác gia Trần Thọ từng nói rằng Lưu Bang sở dĩ có thể kiểm soát các anh hùng và chinh phục thiên hạ là vì ông nắm bắt lòng người "hoặc bằng quyền lực, hoặc bằng ơn đức, hoặc bằng sự công chính, hoặc bằng quyền năng."

Ở Lưu Bang vừa có cái uy của viên kim cương, vừa có sự mềm mỏng của một vị bồ tát.

Mặc dù có đủ loại người dưới quyền, Phàn Khoái là người bán thịt chó, Chu Bột là người diễn tấu nhạc, Tiêu Hà là huyện sử, Trương Lương là một quý tộc, nhưng ông có kỹ năng quản lý nhóm, khiến thuộc hạ ngoan ngoãn nghe lời.

Hán Cao đế năm thứ 10, Trần Hi nổi dậy chống lại nhà Hán và tự xưng là đại vương.

Lưu Bang đích thân dẫn quân, nhưng vì quân từ các chư hầu do ông triệu tập không đến kịp nên ông phải trực tiếp tuyển tướng lĩnh ở nước Triệu.

Vì vậy, Lưu Bang hỏi Chu Xương, Tể tướng nước Triệu, liệu nước Triệu có thể tìm được một tráng sĩ để lãnh đạo quân đội trong trận chiến hay không?

Chu Xương tiến cử bốn người.

Khi Lưu Bang gặp họ, ông lập tức lớn tiếng: Dựa vào mấy người này, có đánh nổi trận không?

Bốn người xấu hổ không dám nói một lời.

Nhưng sau khi họ ra ngoài, Lưu Bang lại giao cho bốn người quản lý một ấp có 1.000 hộ và phong họ làm tướng quân.

Bốn người họ bước vào chiến trường và chiến đấu dũng cảm.

Đừng bao giờ tin vào con người, hãy tin vào bản chất con người.

Chỉ coi thường mà không khen ngợi sẽ khiến nội bộ lục đục, chỉ khen thưởng mà không trừng phạt sẽ khiến họ không biết chừng mực.

Chỉ bằng cách đối xử với người khác bằng sự tôn trọng và một áp lực vừa đủ, bạn mới có thể nắm bắt được bản chất con người.

Nói trắng ra, tỏ ra có sức mạnh là người khác tâm phục khẩu phục; tỏ ra thiện chí là để lấy lòng người.

Ở Lưu Bang vừa có cái uy của viên kim cương, vừa có sự mềm mỏng của một vị bồ tát: hiểu được bản chất con người, ắt có ngày lật thân- Ảnh 2.

02

Với bản thân, chiến thắng bản chất con người

Phương Tây cho rằng con người có bảy tội lỗi chết người: kiêu ngạo, đố kỵ, giận dữ, lười biếng, tham lam, tham ăn và sắc dục.

Đây là nền tảng của bản chất con người và chúng ta cả đời, cũng chỉ để "đối đầu" với những điều này.

Khi Lưu Bang tấn công Hung Nô, ông đã cử nhiều người sang do thám kẻ thù.

Những người trở về báo cáo rằng quân Hung Nô gồm có những người lính già yếu và ngựa gầy, họ tin rằng trận chiến này có thể chiến thắng.

Người cuối cùng được cử đến là Lâu Kính. Sau khi điều tra, Lâu Kính ngược lại lại kiên quyết nói rằng không thể đánh nhau.

Hung Nô vốn nổi tiếng có kỵ binh hùng mạnh, nhưng bây giờ chỉ có những người già, yếu, bệnh tật, tàn tật, điều này chứng tỏ rõ ràng kẻ địch đang ở thế yếu.

Bản chất con người là kiêu ngạo, Lưu Bang lúc này đã trở thành hoàng đế, ông tức giận bắt giam Lâu Kính và gay gắt: Sau khi thắng trận trở về, ta sẽ giết ngươi.

Lưu Bang dẫn một nhóm quân đi đánh trận, bị mắc kẹt trên núi Bạch Sơn, suýt chút nữa bị đánh bại.

Sau khi thua trận, Lưu Bang không những không giết Lâu Kính mà còn khiêm tốn thừa nhận lỗi lầm của mình với Lâu Kính.

Sau đó, ông còn phong cho Lâu Kính tước quan nội hầu.

Lưu Bang đã khắc phục chứng kiêu ngạo, tội lỗi đầu tiên trong bảy tội lỗi.

Sự kiêu ngạo sẽ chỉ dẫn đến thảm họa, trong khi đó, sự khiêm tốn sẽ tạo ra sự tiến bộ vững chắc.

Câu chuyện giữa Lưu Bang và Lâu Kính lại xảy ra sau hàng trăm năm.

Trước trận chiến tại Quan Độ, Điền Phong không ngừng khuyên nhủ Viên Thiệu không nên đánh.

Viên Thiệu cũng tức giận và nhốt Điền Phong lại.

Sau thất bại trong trận Quan Độ, mọi người đều nghĩ rằng Điền Phong sẽ được thả ra.

Điền Phong cười khổ nói, nếu thắng trận trở về, ta còn có cơ hội sống sót, nhưng nếu thua trận, ta nhất định sẽ chết.

Đúng vậy, Viên Thiệu, người vừa thất bại trở về, đã ngay lập tức giết chết Điền Phong vì tự tôn của mình.

Tất cả những người tài giỏi trên thế giới, cả ở cổ đại và hiện đại, đều bị đánh bại bởi từ "kiêu ngạo".

Người kiêu ngạo chỉ nghe thôi lập tức tức giận, biết lỗi của bản thân mà không sửa đổi, dẫn đến thất bại từng bước.

Một nhà văn đã nói: Đối thủ lớn nhất của cuộc đời là chính mình, chiến thắng chính mình, cuộc sống của bạn sẽ là thảo nguyên bao la; đánh bại chính mình, cuộc sống của bạn sẽ là một ngọn núi cằn cỗi.

Lưu Bang từ một người có xuất thân nông dân trỗi dậy và trở thành hoàng đế, không phải vì đánh bại kẻ thù mà vì đã chiến thắng chính mình.

Tư Mã Thiên nhận xét về Lưu Bang: Cao Tổ là người mê rượu và háo sắc.

Nhưng khi tiến vào Hàm Dương, ông không hề lấy bất cứ vàng ngọc nào trong cung, cũng không động vào bất kỳ ai trong ba ngàn mỹ nhân.

Đây là sự vượt qua dục vọng.

Chu Xương, công thần khai quốc nhà Tây Hán, gọi Lưu Bang Hạ Kiệt (vua Kiệt (cuối triều Hạ ở Trung Quốc, tương truyền là một tên bạo chúa) và Thương Trụ (tương truyền là một tên bạo chúa).

Lưu Bang chỉ cười cho qua.

Đây là cách vượt qua cơn thịnh nộ.

Mỗi chúng ta, ai cũng nên là chủ nhân của chính mình.

Khi bạn nhìn nhận lại thật kĩ vào bản chất con người và thay đổi chính bản thân, bạn cũng sẽ trở thành người làm chủ vận mệnh của mình.

Ở Lưu Bang vừa có cái uy của viên kim cương, vừa có sự mềm mỏng của một vị bồ tát: hiểu được bản chất con người, ắt có ngày lật thân- Ảnh 3.

03

Với đại cục, thích ứng với bản chất con người

Zeng Shiqiang, bậc thầy về văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng, tuân theo quy luật tự nhiên và thích ứng với bản chất của con người.

Người thích ứng được với bản chất con người thường là người được hưởng lợi.

Năm 206 TCN, Lưu Bang dẫn quân vượt Hàm Cốc quan và tiến vào Hàm Dương.

Không có địa thế hiểm trở để nương tựa, cũng không có quân đội để phòng thủ, Tần vương Tử Anh không còn cách nào khác là phải đầu hàng.

Ông mặc tang phục màu trắng, cưỡi bạch mã, dùng dây trói mình, cầm ấn đón Lưu Bang vào thành.

Tất cả các tướng đều nói rằng Tần vương Tử Anh nên bị giết.

Lưu Bang, một người vốn luôn nghe lời khuyên lại chọn giữ lại tông thất cho họ Tần.

Tần vương Tử Anh vì giết được Triệu Cao, dẹp loạn nên được dân Tần sủng ái.

Lưu Bang làm sao có thể trở thành vua của Quan Trung nếu giết chết Tần vương?

Chưa kể, Lưu Bang cũng đã chiêu mộ và khiến nhiều người dân Tần đầu hàng trên đường đi, làm sao có thể thu phục được lòng người Tần nếu giết Tử Anh?

Suy cho cùng, muốn kết thúc ván cờ này, việc dựa vào quân đội để chinh phục các vùng lãnh thổ là điều quan trọng, nhưng đồng thời cũng phải dựa vào lòng dân.

Một tháng sau, Hạng Vũ dẫn quân đến Hàm Dương.

Hạng vũ đã giết Tần vương Tử Anh và gia tộc của ông ta, tàn sát người dân Hàm Dương, đốt cháy Cung điện và đánh mất đi mọi sự ủng hộ của người dân.

Bách tính trong thiên hạ đều đang nhìn vào Hạng và Lưu, nhìn vào từng lời nói và hành động của họ.

Ai ai cũng hy vọng có thể sống sót và sống ở một nơi ổn định. Đây là mong muốn và bản chất con người trong thời kỳ chiến tranh.

Lưu Bang biết rất rõ đường lối của mình, hành động theo lòng người, nhân hậu, yêu thương và tuân theo ba chương ước pháp.

Nhưng Hạng Vũ không hiểu rằng từ việc ám sát Sở Nghĩa Đế đang lưu vong, đến việc bao vây và giết chết 200.000 quân Tần đã đầu hàng, đến việc giết chết Tần vương Tử Anh, khiến các chư hầu đều sợ ông, dân chúng cũng có ác cảm với ông.

Sở, Hán tranh hùng, Lưu Bang hiểu nhân tính, lợi dụng thời thế mà chinh phục thiên hạ.

Một số nhà sử học đặt ra một câu hỏi rất thú vị: Liệu lòng nhân từ và lẽ phải của Lưu Bang xuất phát từ tấm lòng chân chính của ông, hay đó là một phương pháp để trị nước?

Dù nó là gì đi nữa, nó vẫn mang lại cho chúng ta nguồn cảm hứng:

Khi một người quan sát cảm xúc của con người và thích ứng với đại cục, người đó đương nhiên sẽ có thể bước đi trong xã hội một cách dễ dàng.

Một lần, Thạch Lặc là vua khai quốc nước Hậu Triệu thời Ngũ Hồ thập lục quốc, hỏi thừa tướng Từ Quang: Ta giống kiểu quân vương nào trong số các vua từ xa xưa?

Từ Quang trả lời: Có thể so sánh với Lưu Bang, người sáng lập nhà Hán.

Thạch Lặc nghe xong liền xua tay, "Con người sống làm sao có thể không ý thức được bản thân? Nếu gặp Hán Cao Tổ, ta chỉ có thể cúi đầu khuất phục, cùng Hàn Tín và Bành Việt tận lực cho Lưu Bang."

Lưu Bang là một thường dân, bản thân Thạch Lặc cũng có xuất thân ở tầng lớp thấp, ông biết một người từ dưới đáy leo lên khó khăn ra sao.

Nhưng Lưu Bang làm sao có thể từ một người xuất thân nông dân lập nên nhà Hán có niên đại 400 tuổi?

Suy cho cùng, chẳng qua cũng chỉ là ông nắm bắt được bản chất con người, chiến thắng chính mình và chiến thắng người khác.

Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM