Trạng thái làm việc được đồng nghiệp nể, sếp trọng dụng: Nhân phẩm tương xứng, tư duy vượt trội, năng lực đề cao

29/12/2022 18:38 PM | Sống

Trong Quản lý học có một khái niệm liên quan đến việc phân bổ nguồn lực. Khi bạn học được cách phân bổ nguồn lực hạn chế sao cho hiệu quả, bạn sẽ thu được lợi ích tốt nhất.

Trong "Quản lý học" có một khái niệm liên quan đến việc phân bổ nguồn lực. Khi bạn học được cách phân bổ nguồn lực hạn chế sao cho hiệu quả, bạn sẽ thu được lợi ích tốt nhất. 

Gần đây, một câu chuyện trên MXH Weibo thu hút chú ý của nhiều người. Người đàn ông nói rằng gần đây bỗng dưng cảm thấy chán nản về mọi thứ trên đời. Công việc trì trệ, không có kế hoạch và định hướng cho tương lai.

Anh ấy muốn tìm lại con người trẻ trung, năng động và nhiệt huyết lúc trước, như khi anh mới vừa tốt nghiệp ra trường.

Vì thế đã nhờ tư vấn của mọi người, rằng: "Rốt cuộc làm việc thế nào, mới là trạng thái làm việc tốt nhất. Và cần làm gì để đạt được điều đó?"

Thực chất, những thứ này không nằm ngoài 3 điều:

Trạng thái làm việc được đồng nghiệp nể, sếp trọng dụng: Nhân phẩm tương xứng, tư duy vượt trội, năng lực đề cao - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

(01)

Tính cách và nhân phẩm cá nhân sẽ có vai trò quan trọng trong việc gầy dựng nên giá trị xã hội cũng như đoàn thể công ty.

Dù một người có lượng kiến thức cao đến đâu, cũng chưa chắc thành công. Khả năng, là thứ đảm bảo bạn không bị đói, nhưng không đảm bảo bạn sẽ phát triển dài lâu.

Vậy điều gì quyết định nên độ dài tương lai sau này của một người?

Đó là tư cách đạo đức tốt. Đạo đức không tương xứng, ắt sẽ gặp tai họa.

Nếu một người không có nguyên tắc của riêng mình, tam quan lệch lạc, không kiên định với cái tâm ban đầu, thì người đó nhất định khó tiến xa hơn.

Nhân phẩm là thứ để người khác quyết định xem, có nên tin cậy ở bạn hay không!

Đứng sau nhân phẩm là thái độ làm việc. Bạn muốn thăng tiến nhanh, thì phải tạo ra được giá trị cho công ty, làm việc chăm chỉ và cầu tiến.

Nhưng xét về "giá trị quan", ở công ty không đòi hỏi bạn đeo "gông cùm" đạo đức tốt, mà trái lại mong muốn bạn khi đứng ở các sự lựa chọn, bạn biết rõ nên ưu tiên điều gì để có lợi cho tập thể.

Trong một xã hội, ở đâu cũng có những quy tắc riêng của nó. Nếu tổ chức đó yêu cầu bạn phải "chính trực", bạn nhất định không được nhận hối lộ, vì điều đó không phù hợp với quy chế tổ chức.

Đừng để tư duy ham lợi nhỏ làm ảnh hưởng đến đường tài vận sau này. Nếu bạn "tham" cái nhất thời, thì dù có năng lực đến đâu, cũng chỉ có thể quẩn quanh ở một khu vực nhất định.

Tại sao ư?

Giả sử bạn là một giám đốc, có địa vị cao, bạn có sức ảnh hưởng lớn trong công ty. Chính vì vậy nhiều người xem bạn là cái gương, cũng có thể là cái "gai trong mắt". Chỉ cần bạn sơ suất có hành vi xấu, như vậy tất nhiên tai họa sẽ cứ thế mà ập đến.

Ngược lại, nếu bạn là một nhân viên có đạo đức tốt, tư duy sáng suốt, vượt trội, tạo nên nhiều giá trị cho công ty. Lãnh đạo sẽ tin tưởng bạn, con đường phía trước sẽ ngày một rộng mở hơn.

Trạng thái làm việc được đồng nghiệp nể, sếp trọng dụng: Nhân phẩm tương xứng, tư duy vượt trội, năng lực đề cao - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

(02)

Như đã nhắc đến ở trên, khoảng cách lớn nhất giữa người với người: chỉ gói gọn trong suy nghĩ!

Nhiều người làm việc chăm chỉ cả đời mà không kiếm được bao nhiêu, bởi vì họ không suy nghĩ cái gì là quan trọng và luôn bận rộn ở "tầng" thấp.

Từ giờ, hãy tập làm chủ tư duy của mình, hệ thống lại ba phần:

Thứ nhất: Bạn phải nắm bắt được bản chất sự việc là gì.

Ví dụ: Nếu ai đó trong nhóm từ chức, là một lãnh đạo giỏi, hãy nghĩ xem tại sao họ quyết định như vậy. Từ đó điều chỉnh lại hệ thống quản lý, đào tạo lại trình độ của nhân viên,…

Thứ hai: Năng động và bám chắc sự thay đổi của thị trường. 

Khi môi trường bên ngoài thay đổi, chúng ta cũng phải trải qua những thay đổi. Đây gọi là tư duy năng động.

Thứ ba: Nhiều người luôn nhìn nhận vấn đề ở góc độ phiến diện. Nhưng bạn hãy thử một lần đứng trên góc độ của người khác, chắc chắn sẽ nhận ra được nhiều lỗ hỏng trong đó.

Chúng ta muốn bán chạy hàng, chúng ta hãy đặt mình ở vị trí khách hàng, xem họ cần gì, muốn gì?

Chúng ta cũng đứng ở góc độ công ty, xem nên làm gì để bảo vệ lợi ích toàn cục.

Trạng thái làm việc được đồng nghiệp nể, sếp trọng dụng: Nhân phẩm tương xứng, tư duy vượt trội, năng lực đề cao - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

(03)

Muốn làm tốt công việc thì phải có năng lực cao.

Năng lực là thứ quyết định vị trí bạn có thể vươn tới. Thế nên hãy không ngừng học hỏi và trau dồi khả năng của mình.

Khi cảm thấy chán nản, thiếu ý tưởng, hãy thư giãn, một khi đã quyết định quay lại thì nhất định phải mang tư tưởng "Tôi đã sẵn sàng làm việc."

Gặp chuyện khó khăn, nhất định ý nghĩ đầu tiên không phải là tháo chạy, mà là tôi nên làm gì?

Hơn nữa, ngay từ những bước cơ bản, bạn hãy cố gắng nắm chắc thật tốt, vì 99% kỹ năng cơ bản cũng là thứ quyết định bạn có làm tốt công việc hay không. Còn lại là thái độ làm việc.

Nhiều người hiểu sai về năng lực, khi đánh giá một người, họ cho rằng người đó rất có năng lực, chẳng qua là họ không thể hiện ra thôi.

Thực tế không phải vậy, nếu bạn có năng lực nhưng nó không được tích hợp trong công việc, thì năng lực bạn có không được coi là năng lực.

Vì vậy, vẫn cần sự thống nhất giữa tri thức và hành động, biến khả năng thành kết quả. Mỗi khi bạn đạt được kết quả, cũng chính là lúc bạn đang tích lũy một chút năng lực vào "thẻ tín dụng tương lai" của riêng mình.

Cẩm Thi

Cùng chuyên mục
XEM