Tổng thống Putin đau đầu vì vấn đề lương hưu
Tại Nga, câu chuyện không chỉ là độ tuổi nghỉ hưu mà là còn số tiền lương hưu mà họ nhận được. Phần lớn người cao tuổi Nga vẫn làm việc sau khi nghỉ hưu và gián tiếp có 2 nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống. Chính vì vậy việc nâng số tuổi hưu khiến họ đánh mất cơ hội đó.
Nền kinh tế Nga đã trở lại đầy ngoạn mục bất chấp những lệnh cấm vận của Phương Tây. Kể từ năm 2014, sau chuỗi ngày khủng hoảng với xung đột chính trị, giá dầu giảm, đồng nội tệ mất giá… Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lèo lái con thuyền kinh tế Nga trở lại đà tăng trưởng vốn có.
Trong quý II/2018, kinh tế Nga tăng trưởng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 1,3% của quý I/2018. Đây là con số vô cùng ấn tượng so với mức suy giảm 11,2% trong quý II/2009.
Tuy nhiên, nền kinh tế Nga vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi mới đây chính phủ nước này quyết định nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động. Cụ thể, số tuổi nghỉ hưu của lao động nữ được nâng lên 8 năm đến 63 tuổi còn nam giới là 65 tuổi. Bất kỳ trường hợp nào nghỉ việc trước tuổi hưu sẽ không được hưởng lương hưu.
Vùng Novgorod
Xét theo lý thuyết, độ tuổi quy định này khá tương đồng với Mỹ, nhưng trên thực tế tuổi thọ trung bình của người dân Nga lại thấp hơn cường quốc bên kia bán cầu. Trong khi tuổi thọ bình quân nam giới Nga chỉ vào khoảng 67 thì tại Mỹ là 76, đối với nữ giới Nga là 77 còn tại Mỹ là 81.
Ngay sau khi được công bố, khảo sát của Levada Centre tháng 7/2018 cho thấy khoảng 89% số người dân Nga phản đối sự cải cách này trong khi tỷ lệ ủng hộ với Tổng thống Putin cũng đã hạ xuống còn 67%.
Mặc dù Điện Kremlin đã có nhiều băn khoăn về việc nâng số tuổi nghỉ hưu nhưng những quan chức ủng hộ chính sách cho rằng điều này là hợp lý. Thủ tướng Dmitry Medvedev cho rằng số người lao động trong xã hội Nga ngày càng giảm trong khi lượng người hưởng lương hưu lại ngày một tăng.
Hiện Nga đang là nước có độ tuổi nghỉ hưu thấp nhất Châu Âu và một lượng lớn người lao động được cho là để hoang phí khi nghỉ hưu quá sớm. Trong khi đó, nền kinh tế Nga vẫn chưa thực sự lấy lại đà tăng trưởng thần kỳ của nó. Tốc độ tăng trưởng nửa đầu năm 2018 chỉ đạt 1,6%.
Những câu chuyện buồn
Nếu chính sách nâng tuổi hưu đi vào hiệu lực, ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Nga sẽ khá sâu rộng và khác biệt do khoảng cách giàu nghèo của từng vùng.
Tại những khu vực như Novgorod, miền Tây Bắc nước Nga, độ tuổi tử vong bình quân của nam giới là 64 tuổi, thuộc hàng thấp nhất nước và rõ ràng nhiều người tại đây sẽ chẳng thế lấy lương hưu với quy định mới.
Những bia mộ tại nghĩa trang vùng Novgorod
Ông Nikolay Novichkov, cựu cố vấn Thống đốc của vùng Novgorod cho biết rất nhiều người trẻ tại vùng này mất sớm do tai nạn, chiến tranh, hoặc liên quan đến băng đảng. Ngoài ra việc nghiện rượu và lối sống bê tha cũng khiến rất nhiều người không sống quá thọ. Phần lớn những người còn lại sống sót nhờ di cư đến các khu vực phát triển hơn để sinh sống.
Đối với những người già tại đây rất khó để tìm những ngôi mộ của người sống trên 70, phần lớn đều qua đời quanh khoảng 62 tuổi.
Bà Larisa Kovalyova, một phụ nữ răng sún đã 47 tuổi nhưng chẳng đủ tiền để làm lại hàm răng cho mình. Bà có mức lương khoảng 330 USD/tháng nhưng một nửa trong số đó dành cho tiền thuê nhà, còn lại để chăm lo 2 đứa con đã trưởng thành và một ông chồng nát rượu. Tất cả họ đều thất nghiệp và trông chờ vào đồng lương của bà Kovalyova.
"Nếu không có tiền lương hưu, tôi sẽ chẳng thế thoát khỏi cuộc sống như vậy", bà Kovalyova than thở.
Bà Larisa Kovalyova làm nhân viên soát vé xe bus
Tại Nga, câu chuyện không chỉ là độ tuổi nghỉ hưu mà là còn số tiền lương hưu mà họ nhận được. Phần lớn người cao tuổi Nga vẫn làm việc sau khi nghỉ hưu và gián tiếp có 2 nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống. Chính vì vậy việc nâng số tuổi hưu khiến họ đánh mất cơ hội đó.
Mặc dù không nghèo khổ như vậy nhưng trường hợp của bà Tatyana Malkova, 48 tuổi, hiện đang điều hành một công ty bất động sản nhỏ cũng khó khăn chẳng kém. Ngoài công việc thường ngày, bà còn phải chăm sóc cho 4 người cháu nhỏ. Nếu tuổi hưu bị nâng lên, bà sẽ không đủ thời gian để làm điều đó trong khi chi phí thuê vú em vào khoảng 160 USD/tháng, một con số không hề nhỏ.
Ngay cả với những người không chịu ảnh hưởng bởi quy định mới cũng cảm thấy lo lắng. Bà Kapitolina Gavrilenko, 71 tuổi lo sợ về những đứa con của mình khi chúng đến tuổi nghỉ hưu. Trong khi đó, cựu công tố viên Aleksandr Mikhaylov, 52 tuổi đã nghỉ hưu từ năm 45 tuổi với mức lương hưu 450 USD/tháng cũng phản đối chính sách mới khi cho rằng chúng có thể gây thiệt hại cho nhiều người dân Nga.
Cựu công tố viên Aleksandr Mikhaylov cùng vợ