Tò mò đường hầm trăm năm với vệt sáng lạ
Sau khi được trùng tu, đường hầm Helensburgh Glow Worm ở Australia toả ra vệt sáng xanh độc đáo vào buổi tối. Điều này khiến khách du lịch tò mò, nô nức đến chiêm ngưỡng.
Hầm Helensburgh Glow Worm vốn là đường sắt bị bỏ hoang ở Helensburgh, bang New South Wales, Australia. Công trình giao thông này được khánh thành vào năm 1889.
Tuy nhiên sau hơn 20 năm vận hành, tình trạng khói và tro than tích tụ quá nhiều khiến khiến việc di chuyển không đảm bảo an toàn. Do đó, chính quyền địa phương quyết định chính thức đóng cửa lối đi trong năm 2019.
Lúc bấy giờ, một đầu của đường hầm bị bịt kín, được sử dụng như một bể trữ nước. Địa điểm này đã bị bao phủ bởi rừng cây rậm rạp, làm cho người dân không biết nó từng tồn tại. Đến năm 1995, công ty Metropolitan Colliery nảy ra ý tưởng biến địa điểm này trở thành nơi tham quan lịch sử.
Đặc biệt, khi hoàn thành việc trùng tu, hàng trăm ngàn con đom đóm đã di cư tới đường hầm để trú ngụ. Chúng phủ kín phần đỉnh, đồng thời giăng tơ khắp trong hang động để săn mồi. Các nhà côn trùng học giải thích rằng khí hậu ẩm ướt và tán che rậm rạp là môi trường sống lý tưởng của đom đóm.
Vệt sáng của đom đóm tạo nên một khung cảnh huyền ảo cho đường hầm Helensburgh vào ban đêm, tựa như ngôi sao lấp lánh trên bầu trời. Sau khi những hình ảnh về đường hầm đom đóm được lan toả, người dân khắp Australia nô nức kéo đến chiêm ngưỡng. Sự nổi tiếng khiến địa điểm này ngày càng thu hút khách du lịch quốc tế.
Nhiều khách du lịch quan tâm tới chất lượng hình ảnh do chính bản thân ghi nhận nên phớt lờ sự cảnh báo, chiếu đèn lên nóc đường hầm hoặc đốt pháo sáng, khiến đom đóm nhạy cảm và số lượng có xu hướng giảm.
Nhằm ngăn chặn đàn đom đóm rời đi hoàn toàn, chính quyền địa phương bắt đầu cấm người dân vào đường hầm từ năm 2019. Cho đến nay, địa điểm này hiện đã mở cửa trở lại cho du khách. Tuy nhiên, ban quản lý điểm tham quan phải đưa ra những quy định yêu cầu du khách nghiêm túc thực hiện nhằm bảo vệ loại côn trùng này.