Tìm thấy 50 giọt nóng chảy ở độ sâu 2.000m dưới đại dương: Chứa nguyên tố cực kỳ bất thường trên Trái Đất?

11/07/2023 08:55 AM | Sống

Thông tin này vừa được công bố đã lập tức thu hút sự chú ý của công chúng cũng như giới thiên văn học.

Nhà vật lý thiên văn Avi Loeb, giáo sư đến từ đại học Harvard mới đây tuyên bố rằng ông đã tìm thấy bằng chứng về các nguyên tố bất thường trên Trái đất thông qua các mảnh vỡ của thiên thạch. Công bố này ngay lập tức thu hút sự chú ý của công chúng.

Được biết giáo sư Avi Loeb từng là chủ nhiệm khoa thiên văn học của trường đại học Harvard từ năm 2011 đến 2020. Hiện ông là giám đốc dự án Galileo với nhiệm vụ tìm kiếm người ngoài hành tinh của trường đại học Ivy League.

Tìm thấy 50 giọt nóng chảy ở độ sâu 2.000m dưới đại dương: Chứa nguyên tố cực kỳ bất thường trên Trái Đất? - Ảnh 1.

Giáo sư Avi Loeb cùng nhóm chuyên gia đã dùng xe trượt từ tính thu thập các mảnh vỡ của thiên thạch IM1. (Ảnh: The Conversation)

Giáo sư Loeb vừa hoàn thành chuyến thám hiểm với chi phí lên tới 1,5 triệu USD để tìm kiếm dấu hiệu của một thiên thạch bí ẩn có tên là IM1 đã rơi xuống bờ biển Papua New Guinea vào năm 2014. Theo giáo sư Loeb, thiên thạch này được cho là đến từ không gian giữa các vì sao.

Dữ liệu về thiên thạch này do Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) của Nasa nắm giữ. Tên chính thức của thiên thạch là CNEOS 20140108, và còn được gọi là IM1 (đối với thiên thạch giữa các vì sao).

Ông cũng là người giám sát một nhóm các nhà thám hiểm khi lặn xuống biển Papua New Guinea. Vào ngày 14 tháng 6 năm 2023, họ đã sử dụng một chiếc xe trượt từ tính do tàu thám hiểm Silver Star thả xuống thả xuống biển ở độ sâu 2km dưới bề mặt đại dương. Sau 2 tuần tìm kiếm, kết quả thu được là họ đã tìm thấy 50 hình cầu nhỏ, những thứ này được đặt tên là giọt nóng chảy.

Tìm thấy 50 giọt nóng chảy ở độ sâu 2.000m dưới đại dương: Chứa nguyên tố cực kỳ bất thường trên Trái Đất? - Ảnh 2.

Nhóm chuyên gia đã thu thập được 50 giọt nóng chảy ở bên dưới đáy đại dương. (Ảnh: The Conversation)

Các chuyên gia nhận thấy rằng những quả cầu nhỏ này có kích thước khoảng nửa milimet. Chúng được làm từ hợp kim thép – titan. Điểm đặc biệt của loại hợp kim này là bền hơn sắt – loại kim loại thường được tìm thấy trong các thiên thạch thông thường. Không chỉ bền hơn, những giọt nóng chảy này còn cứng hơn bất kỳ loại đá vũ trụ nào từng được NASA lập danh mục.

Chúng ta đều biết rằng các thiên thạch đến từ hệ Mặt trời đều có chứa sắt và niken. Nhưng các giọt nóng chảy được tìm thấy chứa một lượng niken không đáng kể vì thế chúng có thể không đến từ hệ Mặt trời. Các giọt nóng chảy này là sự kết hợp của các nguyên tố bất thường đối với các nguyên tố trên Trái đất. Chính vì thế, Loeb tin rằng đây là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy chúng thuộc thiên thạch IM1.

Tìm thấy 50 giọt nóng chảy ở độ sâu 2.000m dưới đại dương: Chứa nguyên tố cực kỳ bất thường trên Trái Đất? - Ảnh 3.

Giáo sư Loeb tin rằng những giọt nóng chảy này thuộc thiên thạch IM1. (Ảnh: The Conversation)

Chia sẻ với giới truyền thông, Loeb cho biết: "Trước đây chúng ra đã thu thập được nhiều vật chất của các vì sao trên mặt đất cũng như dưới đáy đại dương, tuy nhiên dưới dạng giọt nóng chảy như chúng tôi thì đây có thể là lần đầu tiên. Xét đến tốc độ cao và cường độ vật chất bất thường của IM1, nguồn gốc của thiên thạch này không thuộc hệ Mặt trời. Và khám phá này đã chứng minh rằng các phương pháp không chính thống của ông đang có kết quả tốt.

Hơn nữa, ông tin rằng những giọt nóng chảy bí ẩn từ IM1 còn có thể là bằng chứng thuyết phục đầu tiên cho thấy một "tàu vũ trụ" của một "nền văn minh ngoài hành tinh" đã hạ cánh xuống Trái đất. Hiện những giọt nóng chảy được tìm thấy dưới đáy biển Papua New Guinea này đang được đưa tới đại học Harvard để kiểm tra thêm.

Tìm thấy 50 giọt nóng chảy ở độ sâu 2.000m dưới đại dương: Chứa nguyên tố cực kỳ bất thường trên Trái Đất? - Ảnh 4.

Các nguyên tố tìm thấy trong những giọt nóng chảy này khác với những nguyên tố được tìm thấy trong các thiên thạch thuộc hệ Mặt trời. (Ảnh: The Conversation)

Avi Loeb là một trong những nhà khoa học tin rằng người ngoài hành tinh từng đến thăm Trái Đất. Do đó, trong những năm qua, ông cố gắng tìm kiếm các bằng chứng khoa học để chứng minh sự sống ngoài Trái Đất thực sự tồn tại. Ông Loeb cho biết, lý do ông chọn nghiên cứu IM1 là bởi nó nổi bật vì di chuyển với tốc độ cao và nhanh hơn 95% so với các ngôi sao gần đó. Sau khi lập mô hình đường đi của IM1, nhóm của ông đã xác định được một khu vực ở Nam Thái Bình Dương là địa điểm các mảnh vỡ của thiên thạch này rơi xuống. Cuối cùng, họ đã xác định được chúng nằm dưới đáy biển Papua New Guinea.

*Bài viết được tổng hợp từ The Conversation, USA Today, Sohu.

Theo Nguyệt Phạm

Cùng chuyên mục
XEM