Tiến sĩ Stanford: “Học tiếng Anh bằng trải nghiệm thực tế”

11/03/2021 08:00 AM | Công nghệ

Anh Nguyễn Chí Hiếu là Tiến sĩ Kinh tế học tại Đại học Stanford, thủ khoa MBA tại Đại học Oxford, thủ khoa ngành Kinh tế & Khoa học Chính trị tại Học viện Kinh tế - Chính trị London (LSE), top 100 sinh viên xuất sắc nhất thế giới (2006), hiện là Nhà đồng sáng lập và CEO của Tổ chức Giáo dục IEG Global.

Trải nghiệm của anh đối với tiếng Anh là như thế nào?

Là học sinh chuyên Anh, đạt giải quốc gia năm lớp 11, mình đã nghĩ rằng... mình giỏi Tiếng Anh; đến khi đi học nước ngoài, mình…không nghe được thầy cô giáo nói gì mấy. Xem tivi, truyền hình cũng không nghe được nhiều. Phần diễn đạt mình cũng lóng ngóng. Mình nhận ra, Tiếng Anh mình học mang tính hàn lâm, học thuật ngôn ngữ học, hơn là vận dụng vào thực tế. Nó mang tính chất "tiếp nhận", "thu vào" hơn là "sản xuất", "phát ra". Thế là, mình "ép" bản thân làm quen lại từ đầu với Tiếng Anh thực tế qua trao đổi, giao tiếp, trò chuyện với bạn bè, trò chuyện với host để nhờ họ chỉnh sửa từng chút

Tiến sĩ Stanford: “Học tiếng Anh bằng trải nghiệm thực tế” - Ảnh 1.

TS Nguyễn Chí Hiếu (bìa phải) tại Chương trình EISENHOWER FELLOWSHIP.

Tiếng Anh giúp mình đạt được toàn bộ những suất học bổng nhiều năm qua. Chính việc học và sử dụng Tiếng Anh thực thụ để đọc, nghiên cứu, viết lách, trao đổi, trình bày trong nhiều ngữ cảnh đã giúp mình tích luỹ được kiến thức nền đa lĩnh vực, và năng lực linh hoạt để "chống đỡ" những cơ hội rất thách thức.

Thứ hai là công việc. Mình may mắn được trải nghiệm nhiều môi trường: tài chính ngân hàng, nghiên cứu kinh tế, chính sách, học thuật, kinh doanh khởi nghiệp, giờ là giáo dục. Tiếng Anh giúp mình tiếp cận, nghiên cứu, phân tích và đúc kết kiến thức từ nhiều nguồn và nhiều người, để học hỏi và cải thiện bản thân.

Với Việt Nam, nỗi niềm lớn nhất của anh là gì?

Mình có phần "sốc nặng" khi ở nhiều môi trường giáo dục phổ thông, đại học, các trung tâm thì kiểu dạy & học tiếng Anh vẫn không khác gì... thời xưa của mình. Vẫn là những bài tập từ vựng, ngữ pháp, nhấn trọng âm nặng ngôn ngữ học nhưng thiếu gắn liền thực tế. Nhiều bạn sau 12-16 năm học Tiếng Anh các cấp, dù làm bài điểm cao, vẫn gặp khó khăn, trở ngại khi dùng Tiếng Anh vào những ngữ cảnh thực tế, hoặc nói lên suy nghĩ, ý kiến của mình.

Đây là trở ngại rất lớn. Khi học cao hơn, hoặc tiếp xúc môi trường học thuật quốc tế, hay trong bối cảnh toàn cầu hoá - khi kỹ năng giao tiếp luôn được các nhà tuyển dụng tìm kiếm - các bạn sẽ "choáng" về khoảng cách lớn giữa cách học, điểm số trên lớp và nhu cầu thực tế.

Anh đã làm gì để giúp học sinh, sinh viên Việt Nam cải thiện việc học tiếng Anh?

Trong 10 năm qua, dạy học sinh ở nhiều môi trường, độ tuổi và đặc điểm, khi tư vấn, thiết kế chương trình và phương pháp dạy học, mình thường tìm cách cân bằng giữa hướng dạy và học Tiếng Anh truyền thống với hướng Tiếng Anh là công cụ, để các bạn có thể sử dụng Tiếng Anh truy cầu kiến thức ở nhiều lĩnh vực, tư duy trong nhiều ngữ cảnh.

Với mình, tới lớp vài buổi một tuần, giao tiếp "sơ sơ", lâu lâu đọc vài bài hoặc viết vài câu Tiếng Anh, chẳng qua chỉ là "rửa mắt". Bạn cần "tắm mình" trong sinh ngữ mọi lúc mọi nơi thì mới sử dụng thuần thục và linh hoạt được. Mình luôn đưa những bài tập, trải nghiệm, môi trường thực tế để học sinh trò chuyện, trao đổi, thảo luận, tranh biện một cách "ngẫu hứng", không kiểm soát quá chặt chẽ, để "phơi nhiễm" với Tiếng Anh nhiều hơn.

Tiếp theo là phương pháp. Chúng ta cần "tiết chế" các phương pháp quá "truyền thống" và cân bằng với những phương pháp thực tiễn hơn. Mình thường tìm hiểu & khuyến khích các bạn sử dụng một số nền tảng, sản phẩm công nghệ được chứng thực chất lượng, như ứng dụng điện thoại giúp chỉnh sửa phát âm chẳng hạn, để hỗ trợ việc học. Theo mình đây là giải pháp công nghệ giáo dục tiên tiến giúp người học sử dụng được tiếng Anh thực thụ, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi số hiện nay.

Người hướng dẫn, đồng hành là yếu tố "chốt hạ" – nếu có thể sát sao và liên tục hỗ trợ thì sẽ đảm bảo sự phát triển về gần như tất cả năng lực, không riêng Tiếng Anh. Ngày nay, "người" đó không nhất thiết là thầy cô, mà có thể là bạn bè, đồng nghiệp, hoặc các nền tảng công nghệ thông minh.

Quan trọng nhất, là động lực của từng cá nhân. Chẳng ai có thể xây dựng, duy trì và phát triển động lực này cho bạn ngoại trừ chính bạn.

Một trong những giải pháp công nghệ giáo dục tiên tiến hiện nay chính là ELSA Speak - ứng dụng học nói Tiếng Anh có Trí Tuệ Nhân Tạo chỉnh sửa phát âm chuẩn xác đến từng âm tiết. Ứng dụng có hơn 6.000 bài học, 22 nhóm kỹ năng phát âm, hơn 100 chủ đề thực tiễn; hiện có hơn 13 triệu người dùng từ hơn 100 quốc gia. Độc giả có thể trải nghiệm ứng dụng tại đây.

Ánh Dương

Từ khóa:  công nghệ
Cùng chuyên mục
XEM