Quyền lực nhãn hàng riêng

02/08/2014 11:05 AM | Thương hiệu

Dược sĩ mua Aspirin có nhãn hiệu riêng của cửa hàng, các đầu bếp mua đường có thương hiệu của cửa hàng. Vậy tại sao tất cả người tiêu dùng lại không?

Một nghiên cứu từ nhà kinh tế Hà Lan Bart Bron- nenberg của Đại học Tilburg và ba nhà nghiên cứu từ Đại học Chicago cho thấy, người tiêu dùng càng tiếp nhận nhiều thông tin, họ càng có nhiều khả năng mua các mặt hàng có thương hiệu của cửa hàng. Nghiên cứu này đã phân tích hơn 77 triệu lượt mua sắm tại các chợ và chuỗi cửa hàng trong quãng thời gian từ 2004 - 2011 và sâu chuỗi hành vi mua hàng với công việc và kiến thức của người tiêu dùng.

Kinh tế khó khăn đã giúp cửa hàng tăng doanh số bán hàng nhãn hàng riêng vì có giá cả cạnh tranh hơn. Các cuộc điều tra cho thấy, 93% người tiêu dùng đã thay đổi thói quen mua sắm, trong đó chuyển sang dùng các sản phẩm nhãn hàng riêng của các chuỗi cửa hàng hay siêu thị. Nhiều mặt hàng giá rẻ tại siêu thị được coi là lợi thế trong xu hướng dịch chuyển tiêu dùng này.

Người tiêu dùng đã thay đổi hành vi tiêu dùng từ mua sắm những sản phẩm không có tên tuổi sang trung thành hơn với những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng như Coca-Cola, Disney, Johnson & Johnson, Nestcafé... Đặc biệt, các nhà bán lẻ phát triển theo chuỗi bắt đầu chiếm lĩnh thị trường hàng tiêu dùng toàn cầu.

Các nhà bán lẻ lớn như Walmart, Carrefour, Metro, Tesco... trở thành những thương hiệu lớn, phủ bóng lên các nhãn hàng riêng của họ, mở rộng ra tất cả các ngành hàng mà thị trường cần. Home Depot mở rộng quyền lực trong ngành vật liệu xây dựng, IKEA phát triển nhanh chóng trong ngành trang trí nội thất, Best Buy chiếm lĩnh đỉnh cao ngành điện gia dụng, Toy “R” Us trong ngành đồ chơi trẻ em...

Mặc dù vậy, khảo sát từ Integer Group cho thấy, rằng các sản phẩm có thương hiệu vẫn đang thách thức nhãn hàng riêng dựa trên chất lượng cảm nhận. Chín trong số 10 phụ nữ sẽ so sánh sản phẩm thương hiệu riêng trước khi mua hàng, trong khi 56% nam giới thích các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có thương hiệu. Đặc biệt, một mặt hàng vẫn thu hút người tiêu dùng bằng thương hiệu là chất tẩy giặt. Theo Integer, 69% người tiêu dùng thích dùng bột giặt có thương hiệu hơn là các sản phẩm nhãn hàng riêng.


Theo Hồng Thu

thuyntt

Cùng chuyên mục
XEM