'Học lỏm' những chiêu tiếp thị sắc bén của Tổ chức bảo vệ động vật PETA

19/07/2013 20:09 PM | Marketing

PETA là một tổ chức của Mỹ có trụ sở chính tại Norfolk, Virginia và là tổ chức bảo vệ động vật lớn nhất thế giới hiện nay với hơn 3 triệu thành viên và những người ủng hộ từ tất cả các nơi trên thế giới. 

Họ được biết đến với các chiến dịch tiếp thị rầm rộ cũng như sử dụng sự phổ biến của những người nổi tiếng để truyền bá thông điệp của mình. Trong số những người nổi tiếng quảng cáo cho PETA có những cái tên như Stella McCartney, Drew Barrymore, Pamela Anderson, Alec Baldwin, và Alicia Silverstone.

Các chiến dịch của PETA luôn luôn bao gồm các tài liệu cho thấy những điều kiện tồi tệ mà con người đối xử với động vật mà chính mọi người không nhận ra.

Hãy cùng điểm lại những chiến dịch quảng bá sáng tạo mà PETA đã dùng trng nhiều năm qua.

1. Chiến dịch Không mặc lông thú

Một trong những chiến dịch tiếp thị phổ biến nhất của PETA chính là chiến dịch “Lông thú là cái chết” với hình ảnh nude của những người nổi tiếng kèm theo dòng chữ “Thà khỏa thân còn hơn mặc lông thú”

PETA đã sử dụng chiến dịch này để thu hút được sự chú ý của mọi người trong việc giết động vật để lấy lông trong ngành công nghiệp thời trang và mục đích khác của PETA là thuyết phục các cửa hàng bán lẻ ngừng bán lông thú. Những người nổi tiếng của Hollywood và các siêu mẫu tham gia chiến dịch này gồm có Pamela Anderson và Dominique Swain cùng một số thành viên khác.

Ngoài ra, trong chiến dịch, các nhóm của tổ chức này cũng có nhiệm vụ làm gián đoạn một số chương trình thời trang của các thủ đô lớn như Tokyo, Milan, Paris, Moscow, Hồng Kông và Montreal. 

Trong chiến dịch này, PETA còn kết hợp các chiến dịch chống đồ da và đồ len và quá trình này đã thuyết phục được hơn 40 công ty dừng việc ủng hộ những hành động mà theo họ là bất hợp pháp và vô nhân đạo.

2. Chiến dịch Ăn chay

Kể từ khi thành lập, mục tiêu tập trung của PETA là thúc đẩy lối sống ăn chay. Tổ chức này muốn cho thế giới thấy sự độc ác đang diễn ra phía sau việc cung cấp thịt cho con người cũng như những nguy hiểm tiềm tàng về sức khỏe nếu ăn thịt quá nhiều. 

Họ cũng tổ chức một chiến dịch kêu gọi mọi người ngừng ủng hộ cho KFC bởi những hành động độc ác với động vật. 

Để quảng bá cho việc ăn chay, PETA đã đưa ra rất nhiều công cụ hỗ trợ, ví dụ như Vegetarian Stater Kit. Trang web này cũng đưa ra các công thức ăn chay, những sản phẩm ăn chay thân thiện và thậm chí là hướng dẫn mua sắm trực tuyến cung cấp các thông tin hữu ích cho những người mới ăn chay. 

PETA còn có một video của Paul McCartney thảo luận về những hành vi độc ác đằng sau việc sản xuất thịt.

3. Chiến dịch Chống thủ nghiệm trên động vật


PETA đã có một cuộc cách mạng trong việc thuyết phục các công ty ngừng thí nghiệm trên động vật cho những sản phẩm của họ. Và PETA đã thành công khi Benetton đã cấm việc thí nghiệm bằng động vật trong khi hàng trăm các công ty khác sử dụng các dòng chữ như “không thí nghiệm trên động vật” hay “sự độc ác miễn phí” trên các sản phẩm chăm sóc cá nhân. 

Hiện nay, các thương hiệu có thể trở thành thành viên của chiến dịch này nếu họ kí vào tuyên bố đảm bảo của PETA như một minh chứng thể hiện sự thân thiện với động vật của các công ty.

Trong khi ban đầu, chiến dịch nhằm vào các công ty mỹ phẩm, thì cuối cùng chúng lại chuyển trọng tâm sang ngành công nghiệp thực phẩm, mà đặc biệt là đối phó với lịch sử sử dụng tinh tinh để thí nghiệm của công ty Coca-Cola. Cuối cùng, các công ty lớn đã đồng ý dừng lại vĩnh viễn việc thử nghiệm động vật trong tất cả các hoạt động của họ.

4. Peta2: Sự phân nhánh của giới trẻ trong PETA

Được thành lập vào năm 2002, bộ phận thanh thiếu niên PETA sử dụng những gì họ nhìn thấy là một trong những chất xúc tác quan trọng nhất của sự thay đổi trong vấn đề bảo vệ động vật. 

Label Networks, một doanh nghiệp nghiên cứu tập trung vào văn hóa giới trẻ đã khám phá ra rằng PETA là nhóm tốt nhất cho lứa tuổi từ 13 đến 24. 

Peta2 cung cấp thông tin cho giới trẻ bằng cách xuất hiện ở các lễ hội âm nhạc và thậm chí là bắt cặp với các thương hiệu thân thiện với động vật, các nhãn hiệu quần áo và cả các vận động viên thể thao. Họ thu hút sự chú ý của giới trẻ thông qua các dịch vụ công cộng và tổ chức các cuộc thi mà người tham gia có thể chiến thắng với giải thưởng cùng chữ kí của các nghệ sĩ.

Trang web peta2 cũng đã được đưa ra như một phương tiện để các bạn trẻ thường xuyên trao đổi và thông báo về các bản cập nhật mới nhất. 

Trang web nhận được hàng trăm lượt truy cập mỗi tuần, và nhóm nghiên cứu cũng sử dụng các nhóm mạng xã hội để thu hút sự tham gia của mọi người. Peta2 có những thành tựu đáng kể của mình, cụ thể trong năm 2007 khi thuyết phục thành công Forever 21 vĩnh viễn ngừng bán đồ lông thú trong tất cả các cơ sở của mình. 

Gadzooks, một cửa hàng quần áo, sau này sáp nhập với Forever 21, cũng đã ngừng bán lông thú. Trong cùng năm đó, peta2 đã phổ biến thông tin về việc bán gan ngỗng khổng lồ trong cửa hàng tạp hóa Eagle. Sau đó công ty này đã nhận được hơn 250.000 thư cũng như các cuộc gọi điện thoại từ người dân địa phương yêu cầu ngừng bán sản phẩm đó trong các cửa hàng.

5. Chiến dịch kiểm tra định kì

Các chiến dịch kiểm tra quy định nhằm tạo ra nhận thức và chiến đấu chống lại yêu cầu thử nghiệm trên động vật đến từ các cơ quan quản lý trên toàn thế giới. 

Những hành động độc ác với động vật bao gồm việc buộc động vật tiêu hóa các chất độc hại để kiểm tra độc tính của các sản phẩm khác nhau như thuốc trừ sâu, hóa chất và các loại thuốc khác.

Thành tựu của sáng kiến ​​này đã cứu được hơn 800.000 loài động vật trong năm 1999, thông qua các cuộc đàm phán với Nhà Trắng về các chương trình thử nghiệm. PETA cũng gửi 50.000 thư cho Quốc hội để sửa đổi chương trình sàng lọc gây rối loạn nội tiết EPA, mà ban đầu dự định sẽ bỏ đi hàng ngàn động vật trong quá trình thử nghiệm. 

Thêm vào đó, PETA cũng đã đóng góp 1 triệu USD để xây dựng quy trình kiểm tra không động vật an toàn và hiệu quả mà họ được trao thưởng từ Viện Khoa học bởi những đóng góp to lớn mà thậm chí còn lớn hơn sự đóng góp của các công ty đa quốc gia.

Phong Linh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM