Thuế xe ôm công nghệ sẽ không khấu hao xăng dầu, giảm trừ gia cảnh

03/09/2019 14:15 PM | Kinh tế vĩ mô

Tài xế GrabBike, GrabExpress, GrabFood, VATO sẽ phải nộp thuế với số tiền bằng 4,5% mức doanh thu, ngoài ra không được trừ chi phí khấu hao xăng dầu hay giảm trừ gia cảnh.

Như VietNamNet đã đưa tin, Grab đã bắt đầu thu hộ thuế đối với các tài xế Grabike có tổng doanh thu năm 2019 trên 100 triệu đồng. Ngay sau khi thông tin trên được phổ biến, công ty này đã phải chịu một sức ép rất lớn từ phía cánh lái xe công nghệ. Nhiều tài xế còn cho biết sẽ chuyển sang chạy cho các ứng dụng khác nếu Grab không có chính sách hợp lý dành cho các “bác tài”.

Thuế xe ôm công nghệ sẽ không khấu hao xăng dầu, giảm trừ gia cảnh - Ảnh 1.

Thông báo về việc thu hộ thuế được Grab gửi tới các tài xế GrabBike.

Tuy vậy, tiếp theo sau Grab, một ứng dụng gọi xe khác là VATO cũng đã ra thông báo về việc sẽ thu hộ thuế đối với cánh lái xe. Theo đó, doanh nghiệp này sẽ thu hộ thuế dựa trên doanh thu từ cước phí vận tải và các khoản thưởng của đối tác.

Cụ thể, thuế dựa trên doanh thu từ cước phí vận tải được ấn định ở mức 4,5%, trong đó, Thuế Giá Trị Gia Tăng (Thuế GTGT) là 3%, Thuế Thu Nhập Cá Nhân (Thuế TNCN) là 1,5%. Với các khoản thu khác, cánh lái xe công nghệ sẽ chịu mức Thuế TNCN là 1% số tiền thưởng.

Việc thu hộ thuế được VATO thực hiện dựa trên sự hướng dẫn của Chi Cục Thuế Quận 1 (Cục Thuế TP.HCM). Đáng chú ý khi VATO khẳng định sẽ dùng ngân sách của mình để thanh toán các khoản thuế phát sinh trước ngày 31/12/2018.

Thuế xe ôm công nghệ sẽ không khấu hao xăng dầu, giảm trừ gia cảnh - Ảnh 2.

Sau Grab, VATO là ứng dụng gọi xe tiếp theo ra thông báo về việc thu hộ thuế.

Trước đó, trao đổi với Pv. VietNamNet, nhiều tài xế GrabBike cho biết họ hy vọng Grab có thể trao đổi với ngành thuế để có chính sách phù hợp nhất với những người lao động đặc thù là cánh xe ôm công nghệ.

Tuy nhiên, trong một thông báo được phát đi sau đó, Cục Thuế TP.HCM cho biết, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân được tính trên doanh thu được hưởng nhân với tỷ lệ thuế, nên các cá nhân không được trừ chi phí (xăng, bảo dưỡng xe, sửa chữa xe, …).

Thu nhập của cá nhân trong trường hợp này không phải thu nhập tiền lương, tiền công nên khi tính thuế thu nhập cá nhân không được tính giảm trừ gia cảnh.

Thuế xe ôm công nghệ sẽ không khấu hao xăng dầu, giảm trừ gia cảnh - Ảnh 3.

Các lái xe công nghệ sẽ phải nộp 2 loại thuế là Thuế GTGT và Thuế TNCN. Theo Cục Thuế TP.HCM, thuế xe ôm công nghệ sẽ không bao gồm việc khấu hao xăng dầu hayKinh tế số,Kinh tế chia sẻ,Cách mạng Công nghiệp 4.0,Grab giảm trừ gia cảnh. Ảnh: Trọng Đạt

Cục Thuế TP.HCM cũng khẳng định, doanh thu được chia của cá nhân từ hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải cộng với doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác (nếu có) đạt mức trên 100 triệu đồng/năm (năm dương lịch) đều thuộc diện phải nộp thuế.


Các loại thuế phải nộp gồm Thuế GTGT và Thuế TNCN. Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, Thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động vận tải bằng 3% doanh thu mà các tài xế được hưởng. Trong khi đó, Thuế TNCN bằng 1,5% doanh thu được hưởng của tài xế.

Như vậy, nếu có doanh thu được hưởng từ các dịch vụ gọi xe là 120 triệu đồng/năm, tài xế lái xe công nghệ sẽ phải nộp 3% Thuế GTGT và 1,5% Thuế TNCN, tương ứng với số tiền là 3,6 triệu đồng và 1,8 triệu đồng.

Theo Trọng Đạt

Cùng chuyên mục
XEM