Thực tập không lương: Giới hạn nào giữa thúc đẩy đam mê và bóc lột sức lao động?

19/12/2019 14:14 PM | Sống

Cổ động cho thực tập không lương trong thời buổi kinh tế thị trường chính là góp phần vào những rào cản giai cấp trong xã hội và thậm chí, bị coi như là trái pháp luật.

Ý tưởng đằng sau thực tập không lương nghe rất ổn, làm việc không công nhưng gặt hái được những kinh nghiệm quý giá cho công việc bạn yêu thích nhưng lại chưa hề có kinh nghiệm.

Nhưng cuộc sống có bao giờ giống như cuộc đời, bạn không được trả lương nên hoặc là bạn phải có một số vốn nhất định hoặc bạn phải làm thêm một công việc nữa để chi trả cho bản thân.

Điều này tạo nên một rào cản bất thành giữa các thực tập sinh có hoàn cảnh khó khăn và những người có điều kiện cùng chung một mục tiêu tốt đẹp là học hỏi. Các thực tập sinh tay không tấc sắt phải sử dụng năng lượng vào công việc thứ hai của mình, trong khi những người có điều kiện hơn thì không phải làm thế và có thể để dành toàn bộ thời gian cũng như khả năng vào công việc hiện tại.

Ở một số đất nước, thực tập không lương thậm chí là trái pháp luật, dù rằng bạn có biết ơn công ty đã thu nhận bạn thế nào. Đa phần các doanh nghiệp hiện nay, dù muốn hay không, đều cố gắng tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, chứ đừng nói là nhân lực miễn phí. Thậm chí, họ sẽ coi đây là điều hiển nhiên vì người cần cơ hội ở đây là các thực tập sinh và mấy cô cậu sinh viên mới ra trường. Các công ty không thấy chút giá trị nào từ việc trả lương cho những vị trí đó cả.

Thực tập không lương: Giới hạn nào giữa thúc đẩy đam mê và bóc lột sức lao động? - Ảnh 1.

Chưa kể, để được nhận vào kỳ thực tập của các tập đoàn lớn và có cái để bạn học thì lại cực kỳ cạnh tranh. Thống kê cho thấy, nhiều sinh viên chẳng hề ngại ngần chấp nhận một kỳ thực tập không lương, miễn là công việc đó xuất phát từ một công ty lớn, có hình ảnh tốt trong mắt đại chúng.

Bản thân các doanh nghiệp chấp nhận thuê thực tập sinh, cũng sẽ tận dụng cơ hội này biến những kỳ thực tập thành những cuộc đào tạo và “nhồi sọ” về hình ảnh công ty, đưa những thực tập sinh mà rất có khả năng họ sẽ thuê những người đó vào làm việc, trở thành công cụ tuyên truyền đắc lực. Điều này rõ ràng không chỉ đem lại lợi ích tài chính cho công ty mà còn cả lợi ích về nhân sự cũng như truyền thông.

Còn những thực tập sinh không lương, họ nhận được gì? Và liệu điều đó có đáng hay không? Dù có tô hồng đến thế nào, cổ động cho thực tập không lương trong thời buổi kinh tế thị trường chính là góp phần vào những rào cản giai cấp trong xã hội và thậm chí, bị coi như là trái pháp luật.

Bùi Thảo

Cùng chuyên mục
XEM