Thực hiện 4 điều sau nếu bạn muốn ngày mai làm việc tốt hơn thay vì 'tàm tạm' như hôm nay
Căng thẳng cộng với công việc không phải là một sự kết hợp tốt. Điều này tác động đến khả năng tập trung, trí nhớ và kỹ năng giải quyết vấn đề của chính bạn.
Hôm nay ngày làm việc của bạn ra sao?
Trước khi thốt lên "Cũng tốt!" Hoặc "Tàm tạm!" như bạn vẫn trả lời, hãy hít một hơi thật sâu, dừng lại và suy nghĩ về cách bạn đang thực sự làm việc.
Gần đây, có bạn có gặp phải một trong những điều sau:
- Khó ngủ hay gặp vấn đề về giấc ngủ?
- Khó duy trì giấc ngủ?
- Tăng cân (đặc biệt là vòng 2 của bạn)?
- Hệ miễn dịch suy yếu
- Ham muốn tình dục thấp?
- Đau bụng hoặc gặp vấn đề tiêu hóa?
- Cảm giác hoảng sợ hoặc tim đập nhanh?
- Nhức đầu và nhức mỏi cơ bắp?
- Thèm ăn (đặc biệt là đối với các loại thực phẩm có đường và béo)?
- Tâm trạng không tốt hay cảm giác lo lắng?
Nếu câu trả lời là có thì bạn giống phần lớn dân công sở- bị căng thẳng bởi chính công việc của mình. Và căng thẳng cộng với công việc không phải là một sự kết hợp tốt. Điều này tác động đến khả năng tập trung, trí nhớ và kỹ năng giải quyết vấn đề của chính bạn.
Vậy giải pháp đặt ra là gì? Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm bắt đầu ngay từ tối nay để làm cho ngày mai một ngày làm việc ít nhiều căng thẳng hơn được trang Inc. chỉ ra.
Tối nay: Thả lỏng những cảm xúc dồn nén
Việc đầu tiên bạn cần làm là giải tỏa cảm xúc để không còn căng thẳng vào ngày mai bắt đầu từ hôm nay.
Tối nay, sau khi làm việc, hãy dành thời gian làm bất cứ điều gì bạn cần để giải phóng dồn nén của bản thân bằng cách an toàn. Chạy, xem phim, đọc báo hay thậm chí đấm bao cát hay hát thật lớn.
Sau một vài phút của hành động giảm căng thẳng có lựa chọn, bạn sẽ nhận thấy một sự thay đổi trong cảm xúc như thể dỡ bỏ được tảng đá lớn. Bạn đã sẵn sàng thoải mái hơn trên con đường làm việc vào ngày mai.
Sáng mai: Bắt đầu ngày mới với lời nhắc nhở truyền cảm hứng
Khi bạn thức dậy, hãy tự nói với mình rằng "Không có vấn đề gì xảy ra ngày hôm nay, tôi chỉ kiểm soát được những gì mình chịu trách nhiệm."
Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng bạn không thể kiểm soát những gì người khác làm, nhưng bạn có thể luôn luôn nhắc nhở cách bạn lựa chọn, phản ứng của chính mình. Bạn có thể cuống quýt đuổi theo hạn công việc hoặc bình tĩnh đi dạo, thư giãn đầu óc và bắt tay vào làm nhanh chóng. Bạn có thể chọn cách kìm nén cảm xúc hoặc xả hết chúng vào thời điểm cuối ngày làm việc một cách an toàn và kín đáo.
Khi mức độ căng thẳng của bạn bắt đầu gia tăng, cuộc sống đôi khi mang lại cho bạn cảm giác không thể kiểm soát nhưng thực sự không phải vậy. Bạn chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình và hãy nhớ đơn giản hóa mọi việc để bớt căng thẳng.
Trong ngày làm việc: Lập lịch trình nghỉ và hít thở sâu
Việc đơn giản là hít một hơi sâu có tác dụng hạ thấp nồng độ hóc môn căng thẳng cortisol trong cơ thể của bạn. Trong ngày mai, mỗi khi cảm thấy lo lắng, căng thẳng, hãy nghỉ ngơi và hít thở thật sâu. Đây là một trong những công cụ giảm stress tốt nhất và hoàn toàn miễn phí bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào.
Bạn có thể tìm thấy hữu ích hơn khi lập ra một lịch trình thời gian nghỉ và hít thở sâu sau mỗi tiếng làm việc.
Cuối ngày làm việc: Kiểm tra lại cảm xúc
Trước khi bạn rời khỏi công sở để về nhà, hãy phải kiểm kê lại tinh thần của mình trong một ngày. Hãy tự hỏi "Ngày hôm nay tôi ra sao?", "Tôi đang cảm thấy thế nào?" hay "Điều gì khiến tôi đặc biệt bị căng thẳng trong hôm nay?"
Hãy viết ra danh sách về những điều gì hay tình huống nào khiến bạn căng thẳng, khó chịu hay lo âu và sau đó ngay buổi tối hãy xả hết căng thẳng như tối nay. Những cảm giác căng thẳng đều có nguyên nhân và có thể điều chỉnh bằng cách tìm ra nguyên nhân và gạt bỏ nó. Còn ngày hôm sau, hãy lặp lại cách quản lý cảm xúc căng thẳng một lần nữa.
Bạn không thể lúc nào cũng ngăn nổi những chuyến xe bus đến trễ hay những ông sếp khó tính hay một kế hoạch kinh doanh tồi. Điều khó chịu luôn xảy ra trong cuộc sống và văn phòng làm việc.
Nhưng bạn có thể chọn để chăm sóc tốt cho bản thân và phát triển hoạt động lành mạnh mà giữ cho bạn không căng thẳng, ngay cả trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất. Đừng chờ đợi cho đến khi cơ thể buộc bạn phải chú ý với những cơn đau dạ dày, mất ngủ hay kiệt sức vì căng thẳng. Hãy thực hiện những bước nhỏ để xóa bỏ căng thẳng mỗi ngày.
Khi bạn quan tâm tới những cảm xúc của mình bạn sẽ ngạc nhiên trước năng lượng vốn có của mình cũng như những thứ bạn có thể đạt được và có lẽ quan trọng nhất là bạn sẽ tận hưởng cuộc sống và công việc của mình nhiều hơn.
(Nguồn: Inc.)