Thực chất cuộc chiến ngoại giao giữa Qatar và Ả-rập xê-út là gì?
Trong khi căng thẳng ngoại giao giữa Ả-rập Xê-út và Qatar đang gia tăng, vấn đề eo biển Hormuz một lần nữa lại trở thành tâm điểm. Tuy nhiên, theo Bloomberg, eo biển Malacca - cách eo biển Hormuz 5.500 km về phía Đông Nam mới chính là chiến trường thực sự giữa hai quốc gia này.
Từ lâu, eo biển Hormuz đã trở thành nguồn sống của các nước xuất khẩu dầu mỏ vùng Vịnh như Bahrain, Iran, Irac, Kuwait, Qatar , Ả-rập Xê-út và UAE. Do đó, eo biển Hormuz không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề an ninh của các quốc gia và khu vực. Tại đây luôn thường trực nguy cơ bất ổn giữa hai bên là các nước Hồi giáo Sunni (đứng đầu là Ả-rập Xê-út) và các nước Hồi giáo Shia (như Iran, Qatar).
Eo biển Malacca là tuyến đường biển ngắn nhất để vận chuyển hàng hóa từ Vịnh Ba Tư đến các thị trường Châu Á. Trong khi nền kinh tế thế giới đang xoay trục về phía đông, châu Á trở thành trọng tâm của thị trường dầu khí toàn cầu. Trong cuộc chiến tranh Iraq, Mỹ và châu Âu trở thành khách hàng lớn nhất của các nhà xuất khẩu dầu. Ngày nay, vị trí đó đã chuyển sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Philippines.
Qatar là đối tác thương mại lớn của các nền kinh tế châu Á trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan (Trung Quốc). Hơn một nửa sản lượng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Qatar được xuất khẩu sang 4 quốc gia này, hoặc 2/3 nếu tính cả Trung Quốc và Thái Lan.
Để "kết tội" chính xác cho eo biển Malacca, cần xem xét động thái của thị trường khí đốt ở châu Á và mức độ phụ thuộc khác nhau của châu Á lên Qatar so với các nước xuất khẩu dầu Ả rập.
Lấy ví dụ về Nhật Bản. Đây là thị trường nhập khẩu LNG lớn nhất của Qatar. Năm 2015, Qatar chiếm 17% lượng LNG nhập khẩu của Nhật Bản và trong năm 2016 là 12%. Ngược lại, khối lượng dầu thô xuất khẩu của Ả-rập xê-út chiếm 40% tổng sản lượng dầu thô nhập khẩu của quốc gia mặt trời mọc.
Châu Á là thị trường tiêu thụ LNG lớn nhất của Qatar.
Sự chênh lệch này cho thấy thực tế rằng Nhật Bản đang thiếu hụt dầu mỏ và thừa LNG. Trong khi các nhà máy khí hóa lỏng hoạt động với công suất 44%, các nhà máy lọc dầu luôn hoạt động ở mức công suất 88%. Do đó nếu JERA - công ty liên doanh giữa Tokyo Electric Power, Chubu Electric Power và Korea Gas Corp và là nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới - chọn thời điểm này để tải đàm phán hợp đồng khí gas với Qatar Petroleum, họ có thể giành được một số lợi ích trong ngắn hạn.
Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề chính trị ở Trung Đông ảnh hưởng đến ngành năng lượng trong nước của Nhật Bản. Kế hoạch sáp nhập giữa hai công ty lọc dầu Showa Shell Sekiyu KK và Idemitsu Kosan đã bị đổ bể sau khi các thành viên sáng lập của Idemitsu phản đối mối liên kết giữa Ả-rập xê-út và công ty lọc dầu Showa Shell.
Điều đó cho thấy Qatar có một lợi thế bí mật đối với Nhật Bản. Trong khi giá trị và khối lượng nhập khẩu dầu mỏ của châu Á có thể làm giảm thiểu khối lượng nhập khẩu khí đốt, các khách hàng LNG biết cần phải làm gì để tận dụng một nhà cung cấp bị cấm vận.
Ngay cả ở một quốc gia như Nhật Bản - nơi dầu là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất điện năng, mất đi nguồn cung cấp dầu thô chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và đi lại. Ngược lại, mất đi nguồn LNG có thể gây ra tình trạng mất điện. Để ngăn chặn viễn cảnh đó, ngành dịch vụ công cộng ở châu Á sẽ không muốn làm phiền nhà cung cấp quan trọng, đặc biệt là sau khi vị trí thống lĩnh thị trường toàn cầu của Qatar được tái xác lập vào tháng 4 bởi quyết định dỡ bỏ lệnh cấm khai thác ở miền Bắc.