Thủ tướng Đức Merkel: Hòa hợp văn hóa chỉ là ảo tưởng
Mới đây, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố chính sách đa văn hóa đã “hoàn toàn thất bại” tại Châu Âu và hy vọng của người Đức về việc sống chung hòa bình hạnh phúc với những người nhập cư chỉ là ảo tưởng.
Lời tuyên bố của bà Merkel được chứng thực ở hàng loạt những quốc gia như Đan Mạch, Thụy Điển, Anh, Pháp, Bỉ và nhiều nước Châu Âu khác.
Rõ ràng, những người nhập cư từ Châu Phi và Trung Đông vào Châu Âu đã từ chối tiếp nhận văn hóa bản địa, thay vào đó họ mang theo bản sắc văn hóa của dân tộc mình và tạo nên những xung đột trong xã hội.
Những người ủng hộ sự đa dạng văn hóa cùng tiếp nhận dòng người nhập cư cho rằng mọi chủng tộc, tôn giáo và các nền văn hóa cần được đối xử bình đẳng trong con mắt của luật pháp. Dẫu vậy, quan điểm này hiện nhận được rất nhiều lời chỉ trích bởi mỗi khu vực có một truyền thống văn hóa riêng và việc đối xử ngang bằng giữa khu vực văn hóa đa số với thiểu số là điều không thể.
Lấy ví dụ, quy định cắt bao quy đầu ở đàn ông tại gần 30 nước ở Châu Phi và Trung Đông nghe có vẻ không hợp lý tại Châu Âu. Hay việc Sudan chấp nhận chế độ nô lệ là một điều không thể dung thứ ở nhiều nước.
Trong hầu hết các nước thuộc khu vực Trung Đông, phụ nữ không có quyền lái xe, đi học và đi làm. Theo luật Hồi giáo ở một số nước, phụ nữ ngoại tình sẽ bị xử tử bằng cách ném đá đến chết, còn kẻ trộm sẽ bị chặt tay.
Liệu những văn hóa này của người nhập cư có nên được đối xử công bằng tại Châu Âu?
Khái niệm về quyền cá nhân và con người đã manh nha từ năm 1215 khi học giả Magna Carta cho rằng mỗi cá nhân có quyền bất khả xâm phạm nhất định. Theo đó, các cá nhân tồn tại không phải để phục vụ chính phủ mà ngược lại, chính phủ tồn tại để bảo vệ lợi ích của người dân.
Dẫu vậy, phải đến thế kỷ 19 thì quan điểm này mới được tự do công nhận rộng rãi. Theo đó, tự do cá nhân không phân biệt chủng tộc, giới tính hay tư tưởng chính trị. Đồng thời, tự do cá nhân và quyền con người cho phép mọi người có tư tưởng khác nhau mà không bắt buộc họ phải theo quan điểm nào đó.
Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng cho cuộc khủng hoảng di cư tại Châu Âu. Tại một số nơi ở Anh, nhiều tín đồ Thiên chúa giáo bị đe dọa bằng bạo lực khi phân phát Kinh thánh hoặc truyền đạo tại những vùng có người di cư đạo Hồi.
Trong khi đó, nhiều nơi tại Châu Âu xảy ra tình trạng cưỡng bức tình dục và buộc chính phủ phải thiết lập những vùng cấm- những nơi hạn chế tiếp cận đối với người dân bản địa.
Theo giới truyền thông, những thành phố như London, Paris, Stockholm hay Berlin là những đô thị Châu Âu có nhiều khu vực hỗn loạn nhất với hơn 900 vùng cấm và lượng nhập cư lớn từ nhiều nơi.
Rõ ràng quan điểm tự do cá nhân đã được Phương Tây phát triển mạnh mẽ và là nguồn gốc của luật pháp cũng như các mối quan hệ trong xã hội. Tuy nhiên, quan điểm này đang bị lung lay dữ dội bởi cuộc khủng hoảng di cư, khi những giá trị văn hóa khác nhau quá xa giữa người dân bản địa và người nhập cư gây ra các cuộc xung đột trong xã hội.