Thủ thuật truyền cảm hứng tuyệt đỉnh của Elon Musk và Steve Jobs giúp nhân viên làm được những điều không tưởng
Elon Musk và Steve Jobs đều nắm giữ một bí mật giúp mỗi nhân viên vượt trội hơn chính những gì họ có thể.
Mọi thành quả vĩ đại nhất mà một công ty hay tổ chức có thể đạt được, chính là bằng cách nhà quản lý đã truyền cảm hứng và thúc đẩy nhân viên đạt được những điều không thể ra sao. Elon Musk và Steve Jobs đều nắm giữ một bí mật giúp mỗi nhân viên vượt trội hơn chính những gì họ có thể.
Cũng như mọi nhà lãnh đạo, Elon Musk nuôi dưỡng tham vọng khổng lồ cho đội ngũ của mình. Nhà tỷ phú đồng thời là CEO của SpaceX và Tesla có ước muốn chinh phục sao Hỏa và biến đổi hệ thống năng lượng toàn cầu.
Với mục tiêu dường như bất khả thi, bằng cách nào ông có thể truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên của mình để họ làm việc không mệt mỏi, biến điều không thể thành có thể?
Theo thông tin từ cuốn tiểu sử nổi tiếng xuất bản năm 2015 "Elon Musk" được chấp bút bởi nhà báo Ashlee Vance. Elon Musk đã áp dụng một mẹo quản lý thiên tài nhằm khai thác tối đa năng lực nhân viên.
Sau khi phỏng vấn hàng chục kỹ sư SpaceX, Vance phát hiện ra rằng Musk không chỉ giao việc và yêu cầu nhân viên hoàn thành đúng thời hạn. Ông trao quyền tự quyết cho nhân viên khi thực hiện những nhiệm vụ riêng của họ.
Khi cần công việc hoàn thành vào chiều thứ 6, Kevin Brogan một kỹ sư tại Space X thuật lại, ông không nói: “Anh hãy hoàn thành việc này trước 2 giờ chiều thứ sáu”. Musk sẽ nói với anh rằng: “Tôi cần nhiệm vụ bất khả thi này hoàn thành vào lúc 2 giờ chiều thứ sáu. Anh có làm được điều đó không?” Và sau khi quyết định nhận lời, anh sẽ không làm việc vì anh bị giao phó công việc, mà anh làm việc cho chính mình.
Một nhà lãnh đạo công nghệ vĩ đại khác, Steve Jobs, người đồng sáng lập Apple, cũng sử dụng một chiến lược tương tự. Jobs nổi tiếng với “Reality Distortion Field”, một phương thức bẻ cong quy tắc logic và thách thức thực tế.
Ông thường đặt ra thời hạn hoàn thành công việc một cách không rõ ràng khiến nhân viên lo lắng hối hả. Điều thú vị là chiêu này lại thường rất hiệu quả, bí mật này được hé lộ trong cuốn "Steve Jobs" của Walter Isaacson xuất bản năm 2011.
Cũng trong cuốn sách này, Bud Tribble, một nhà thiết kế phần mềm thuộc đội Macintosh của Apple đầu những năm 1980, nói: "Sự xuất hiện của ông biến thực tế trở nên linh hoạt và mềm dẻo, ông thực sự là một bậc thầy thuyết phục. Cũng chính nhờ tư duy này đã giúp Jobs "thực sự có thể thay đổi thực tế".
Isaacson nhận định: nhiều nhà lãnh đạo có thể bóp méo sự thật, và mặc dù Jobs cũng đã nhiều lần nếm mùi thất bại trong vai trò một người quản lý. Tuy thế, chiêu thức của ông vẫn thường là "một thủ thuật để đạt được mục đích."
Những cộng sự đầu tiên của ông như nhà đồng sáng lập Steve Wozniak và người quản lý Debi Coleman đã khám phá được chiêu thức này để tăng hiệu suất công việc và nâng cao vị thế.
Walter Isaacson cựu CEO của CNN, người duy nhất được Steve Jobs tin tưởng để giao nhiệm vụ chắp bút viết tiểu sử về mình. (Ảnh minh hoạ - Michael Kovac | Getty Images)
Ông Coleman viết: "Đây chính là thủ thuật giúp Jobs truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên tạo ra bước tiến dài trong lịch sử ngành chế tạo máy tính. Dù nguồn lực chỉ bằng một phần nhỏ so với Xerox hay IBM thời đó”. “Bạn tự ám thị mình bởi một mục tiêu bất khả thi. Kết quả là bạn sẽ làm được điều không thể vì không nhận ra tính bất khả thi của nó”, Coleman nói.
Xét cho cùng, đó chẳng phải là công việc của bất kỳ nhà lãnh đạo vĩ đại nào hay sao? Xây dựng lên một tiến trình, tạo ra một áp lực vừa đủ, và truyền cảm hứng cho mọi người đạt được điều mà họ không bao giờ nghĩ là có thể.
Khi bạn hồi tưởng về người cấp trên tốt nhất bạn từng gặp, đó là người dễ tính và tạo ra môi trường làm việc thân thiện, hay là người đã thúc đẩy bạn học hỏi, phát triển không ngừng để đạt được nhiều hơn những gì bạn mong đợi ở chính bản thân mình?