Thu nhập 15 triệu đồng/tháng, bà nội trợ khéo chi tiêu cho nhà 4 người giữa thủ đô thời lạm phát nhờ 3 mẹo đơn giản

12/05/2022 10:10 AM | Sống

Bà mẹ 8x tiết lộ bí quyết để “chi đủ” cho một gia đình 4 người ở thủ đô Hà Nội đắt đỏ với thu nhập khoảng 15 – 16 triệu/tháng.

Chị Huyền hiện đang sống ở một quận nội thành của Hà Nội. Thu nhập hàng tháng của 2 vợ chồng chị cố định khoảng 15 triệu và sẽ có tháng được phụ thêm 2 triệu – 3 triệu tiền làm thêm của chồng chị (khoảng 3-4 tháng/một đợt). Hai anh chị đang có một bé 2 tuổi gửi nhà trẻ và một bạn học lớp 1 một trường công lập. Thời gian Covid 19, thu nhập của hai anh chị cũng bị ảnh hưởng – bên cạnh đó giá xăng tăng cao kéo theo giá cả các thứ cũng tăng đã khiến chị khá đau đầu để cân đối chi tiêu cho gia đình nhỏ.

Tuy nhiên, nhờ tận dụng một số công cụ tài chính dịch vụ giá trị gia tăng của Ngân hàng và tham khảo các phương pháp quản lý tài chính cá nhân trên một ứng dụng về thông tin tài chính – kinh tế, chị Huyền cho biết, nhìn chung mọi thứ "tạm ổn" so với thu nhập với tâm niệm: Khéo co thì ấm.

Hãy xem cách chi tiêu và những mẹo "nhỏ mà có võ" của chị Huyền để có thể "học tập", vượt qua "cơn bão giá" trong cuộc sống ở thủ đô Hà Nội đắt đỏ của chị. 

Thu nhập 15 triệu đồng/tháng, bà nội trợ khéo chi tiêu cho nhà 4 người giữa thủ đô thời lạm phát nhờ 3 mẹo đơn giản - Ảnh 1.

Để cân đối được trong mức tiền này với bữa cơm đầy đủ chất dinh dưỡng, hai vợ chồng anh chị mang cơm đi làm ăn trưa tại văn phòng, buổi sáng sẽ nấu mỳ tôm/mỳ chũ/xôi tự nấu. Chị Huyền chia sẻ, chị thường mua đồ về ninh nước dùng cất đông một lần. Hàng sáng sẽ đem ra nấu mì, phở, bún, miến vừa ngon vừa tiết kiệm. Đồ ăn của cả gia đình, chị mua vào cuối tuần, chia đủ bữa nấu cho một ngày ăn để vừa đủ bữa ăn chính tối ở nhà và mang đi làm của hai anh chị.

Thu nhập 15 triệu đồng/tháng, bà nội trợ khéo chi tiêu cho nhà 4 người giữa thủ đô thời lạm phát nhờ 3 mẹo đơn giản - Ảnh 2.

Một bữa tối đơn giản được chị Huyền bày trí hấp dẫn như thế này có chi phí khoảng 100 ngàn đồng: gồm 3 lạng thịt ba chỉ luộc, 1 khoanh giò 1,5 lạng, 1,5 lạng chả cá, su su - cà rốt xào, canh củ quả nấu nước dùng thịt.

Với tiền quần áo đồ dùng của cả gia đình, trước mỗi mùa hè hoặc đông, chị sẽ sắm đều cho cả nhà những đồ cơ bản, tuyệt đối không mua đồ theo tháng. Mỗi đợt sắm như vậy (mùa hè, mùa đông, tết – sẽ mất khoảng 3 triệu cả gia đình. Khoản tiền này sẽ dùng theo tiền làm thêm của chồng chị). Bạn bé tận dụng đồ của bạn lớn còn tủ quần áo của hai anh chị sẽ được sắm đồ cơ bản để dễ phối hợp như áo sơ mi và quần âu/ chân váy. Chị Huyền cũng chọn lựa đồ dùng được lâu dài, chất liệu tốt, giá cả phải chăng bằng cách tìm kiếm một số cửa hàng chuyên hàng Made in Việt Nam, trở thành khách quen để có giá tốt và sẽ mua hàng sale trước mỗi mùa để dùng cho mùa tiếp theo.

Với các chi phí gần như cố định hàng tháng, để đảm bảo không chi vượt quá thu, mỗi khi nhận lương hàng tháng của hai vợ chồng, chị Huyền sẽ chia nhỏ các khoản bắt buộc phải chi và đã cố định (ví dụ: tiền học, tiền ăn, tiền bỉm sữa..), bỏ vào phong bì để không tiêu lạm. Các chi phí phát sinh còn lại sẽ được chị cân đối bù trừ hàng tháng.

Các "mẹo" chi tiêu, tiết kiệm và nâng cao thu nhập


1. Tận dụng đồ đặc sản quê nhà bán hàng online để được mua giá gốc

Quê nhà chị Huyền có đặc sản là mỳ và bánh đa nem. Quen lấy ở hàng "ruột" nên mua được đồ ngon, rẻ, chị Huyền đăng thử bán hàng và bỏ mối cho trường mầm non nơi bé thứ 2 đang học. Như vậy, phần lãi bù được một phần tiền học phí và mỳ để ăn bữa sáng sẽ được dùng với giá vốn. Bên cạnh đó, chị tìm một số cửa hàng nhận cộng tác viên, không bỏ vốn, chỉ cần đăng sản phẩm – nếu có khách hàng, chị sẽ được nhận phần chênh lệch hoa hồng. Đặc biệt hơn với hình thức này, chị được mua các mặt hàng gia dụng/quần áo với giá cả phải chăng (gần như giá buôn).

Thu nhập 15 triệu đồng/tháng, bà nội trợ khéo chi tiêu cho nhà 4 người giữa thủ đô thời lạm phát nhờ 3 mẹo đơn giản - Ảnh 3.

2. Tận dụng các chính sách/dịch vụ giá trị gia tăng của ngân hàng

Mở thẻ tín dụng để được hoàn tiền khi đi siêu thị: Một số thẻ tín dụng của các ngân hàng có chính sách hoàn tiền khi nộp học, đi siêu thị, đóng bảo hiểm. Biết được điều này, chị Huyền đã mở thẻ tín dụng có chính sách hoàn của một ngân hàng TMCP. Với thẻ tín dụng này, hàng tháng chị được hoàn tối đa 600.000 VNĐ cho các chi tiêu ở siêu thị và nộp học phí cho con.

Tìm hiểu mức lãi suất cao nhất của ngân hàng để gửi các khoản tiết kiệm: Chị Huyền tham khảo nhiều ngân hàng, cách thức gửi tiết kiệm để thuận tiện và có mức lãi suất cao nhất. Theo đó, hình thức gửi tiết kiệm online sẽ luôn có mức lãi suất cao hơn gửi tại quầy, các ngân hàng TMCP nhỏ thường có mức lãi suất ưu đãi tốt hơn ngân hàng lớn. Mỗi tháng sau khi tính toán nếu còn thừa một số tiền dù rất nhỏ chỉ vài trăm nghìn, chị Huyền sẽ cho vào một tài khoản tiết kiệm mở online theo hình thức tiết kiệm gửi góp linh hoạt.

Thu nhập 15 triệu đồng/tháng, bà nội trợ khéo chi tiêu cho nhà 4 người giữa thủ đô thời lạm phát nhờ 3 mẹo đơn giản - Ảnh 4.

2. Áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân

Từ thời điểm thu nhập không ổn định do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, hiểu rằng phải có kiến thức nền tảng quán lý tài chính cá nhân vững chắc thì sẽ không "bị động" khi thu nhập gặp vấn đề, chị Huyền còn bổ sung thêm một "mẹo" để có thể quản lý tài chính cá nhân tốt hơn đó là tham khảo các bài viết về quản lý tài chính trên App Cafebiz.

Thu nhập 15 triệu đồng/tháng, bà nội trợ khéo chi tiêu cho nhà 4 người giữa thủ đô thời lạm phát nhờ 3 mẹo đơn giản - Ảnh 5.

App CafeBiz đã trở thành bạn đồng hành của chị Huyền

Đây là app được một người bạn làm về ngân hàng giới thiệu cho chị với nhận xét: Dễ sử dụng, nhiều thông tin bổ ích và đặc biệt phù hợp để tham khảo các bài học đầu tư, tiết kiệm, quản lý tài chính. Chỉ sau một thời gian ngắn cài đặt app, đúng như lời giới thiệu từ người bạn, chị Huyền đã trở thành một độc giả trung thành của App Cafebiz. Điều tiện lợi là các thông tin hữu ích được "bắn thông báo" - hiển thị ngay trên màn hình điện thoại cá nhân, chị Huyền dễ dàng theo dõi các bài viết về quản trị tài chính cá nhân như nguyên tắc 6 lọ chi tiêu, phân bổ tỷ lệ 50/30/20. Ở mục tài chính ngân hàng, nhờ thông tin từ App mà chị luôn cập nhật được mức lãi suất ưu đãi, ngân hàng nào phù hợp với nhu cầu của chị. Bên cạnh đó, những kiến thức về gia đình bao gồm: cải tạo nhà cửa, sức khỏe, hay công nghệ cũng giúp cung cấp thông tin để chị tham khảo trong quá trình mua sắm thiết bị để vừa "ngon – bổ - rẻ".

Về việc tiết kiệm từ những món tiền rất nhỏ bằng cách gửi ngân hàng, chính từ một số bài viết trên App Cafebiz mà chị Huyền tham khảo được, chị đã biết được khái niệm "lãi suất kép" - giúp chị hình thành được thói quen tích luỹ và yên tâm có một khoản tiền phòng thân, không quá sợ hãi trước cơn bão giá và lạm phát.

An Nhiên

Cùng chuyên mục
XEM