Thống kê không cần bỏ phiếu này bất ngờ cho thấy Donald Trump sẽ trở thành Tổng thống Mỹ
Nếu chỉ số chứng khoán S&P500 trong tháng 10 không tăng, ông Donald Trump được dự đoán sẽ trở thành Tổng thống Mỹ.
Tháng 10 luôn là khoảng thời gian tồi tệ của thị trường chứng khoán. Cứ nhớ lại "Cơn hoảng loạn năm 1907", "Sự sụp đổ thị trường năm 1929" và "Ngày Thứ Hai đen tối năm 1987" là sẽ thấy rõ.
Tuy nhiên, tháng 10 còn gây sự chú ý bởi một lý do khác nữa. Biểu hiện của chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 trong giai đoạn từ 31/7 đến 31/10 cũng sẽ là dấu hiệu (dù khá kỳ lạ nhưng không thể bỏ qua) để đưa ra dự đoán ai sẽ trở thành vị Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.
Bất kỳ dự đoán nào thời điểm hiện tại cũng đều còn "bán tin, bán nghi" song mô hình được thể hiện trong biểu đồ dưới đây của Sam Stovall, chiến lược gia chứng khoán tại S&P Global Market Intelligence lại cho thấy những lý lẽ khá chắc chắn.
Cụ thể, nếu chỉ số S&P 500 diễn biến tích cực và tăng điểm trong giai đoạn từ 31/7 đến 31/10, đây sẽ là tín hiệu cho thấy Đảng đang cầm quyền tại Mỹ sẽ tái đắc cử, hoặc ngược lại.
Trong khi đó, chỉ số S&P kết thúc tháng 9 giảm nhẹ so với mức của tháng 7, do vậy, kết quả bầu cử sẽ được "định đoạt" bằng kết quả hoạt động của thị trường chứng khoán trong tháng 10.
Như vậy, nếu diễn biến trong tháng 10 giống tháng 9 (tức là giảm điểm), ông Donald Trump sẽ là người giành chiến thắng. Ngược lại nếu tăng điểm, đảng cầm quyền hiện tại sẽ tái đắc cử và đó là bà Hillary Clinton.
Biểu hiện của chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 trong giai đoạn từ 31/7 đến 31/10 là dấu hiệu để đưa ra dự đoán ai sẽ trở thành vị Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.
Trong 2 lần bầu cử vào năm 1968 và 1980, mô hình trên không được dùng đến bởi các ứng cử viên từ bên thứ 3 có ảnh hưởng tham gia cuộc đua vào nhà Trắng.
Ngoài ra mô hình này cũng dự đoán sai vào năm 1956 nhưng nguyên nhân theo ông Stovall là do những sự kiện địa chính trị ảnh hưởng đến thị trường. Đó là năm xảy ra Khủng hoảng kênh đào Suez (Suez Crisis) và Bạo động Hungary (Hungary Uprising).
Với thị trường chứng khoán Mỹ hiện tại, ông Stovall cho rằng nó rất dễ bị tổn thương bởi những cú sốc bên ngoài nước Mỹ khi hệ số P/E lên đến 25,3 trong 12 tháng liên tiếp. Lần gần đây nhất khi hệ số P/E cao hơn là trong giai đoạn bong bóng công nghệ, lên đến 32.
Ông Stovall cũng chỉ ra rằng trong tháng 11 và tháng 12 của những năm diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ, thị trường chứng khoán thường tăng điểm bất kể đảng nào giành thắng lợi.
Trong trường hợp Đảng đang cầm quyền tái đắc cử, thị trường chứng khoán chứng kiến mức tăng trung bình 1,7% và giá cổ phiếu tăng 70%. Ngược lại, thị trường tăng 2,3% và giá cổ phiếu tăng 75%.
Dĩ nhiên Stovall có những dữ liệu khá chắc chắn của riêng mình. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải chờ kết quả chính thức.