Thời gian không tồn tại, tất cả đều do chúng ta tưởng tượng ra?
Chúng ta có xu hướng tin rằng vận mệnh không cố định và rằng tất cả thời gian đã qua đều bị trôi vào quên lãng, nhưng liệu sự vận động đó có thể chỉ là một ảo giác không? Một nhà vật lý trứ danh người Anh đã giải thích rằng trong một chiều không gian đặc thù, thời gian đơn giản là không tồn tại.
Trong vật lý, quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều cảm nhận thời gian theo một hướng duy nhất. Từ kỳ vọng mọi thứ sẽ diễn ra, đến sự trải nghiệm và tất cả trở thành hồi ức. Đây được gọi là thời gian tuyến tính. Và một số nhà vật lý tin rằng chúng ta cảm nhận có thời gian diễn ra vì cấu trúc thần kinh não bộ khiến cho chúng ta nghĩ như vậy.
Chúng ta có xu hướng tin rằng vận mệnh không cố định và rằng tất cả thời gian đã qua đều bị trôi vào quên lãng, nhưng liệu sự vận động đó có thể chỉ là một ảo giác không? Một nhà vật lý trứ danh người Anh đã giải thích rằng trong một chiều không gian đặc thù, thời gian đơn giản là không tồn tại.
“Nếu bạn cố gắng đặt bàn tay của mình lên thời gian, nó sẽ luôn luôn trôi qua các ngón tay của bạn”, Julian Barbour, nhà vật lý người Anh và là tác giả cuốn “Tận cùng của thời gian: Cuộc cách mạng tiếp theo trong Vật lý học”, nói trong một cuộc phỏng vấn với Quỹ tài trợ Edge Foundation.
Barbour tin rằng người ta không thể nắm giữ được thời gian bởi vì nó không tồn tại. Trong khi điều này không phải là một giả thuyết mới, nó chưa từng phổ biến như thuyết tương đối của Einstein hay lý thuyết dây.
Lý thuyết những điểm “bây giờ” đã tồn tại từ lâu nhưng vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi. Nguồn ảnh: wired
Khái niệm vũ trụ không thời gian không chỉ hấp dẫn đối với nhiều nhà khoa học, mà một mô hình như vậy còn có thể mở ra hướng giải đáp cho nhiều nghịch lý mà vật lý học hiện đại phải đối mặt trong khi giải thích về vũ trụ.
Chúng ta có xu hướng suy nghĩ và nhận thức rằng thời gian có bản chất tuyến tính, một quá trình quen thuộc là chảy từ quá khứ tới tương lai. Đây không chỉ là một nhận thức cá nhân của toàn nhân loại, mà còn là phạm vi mà các cơ chế cổ điển phân tích tất cả các chức năng toán học trong vũ trụ. Không có khái niệm như thế, những ý tưởng như là nguyên lý nhân quả và việc chúng ta không thể tồn tại đồng thời ở hai sự kiện, sẽ bắt đầu được xét từ một cấp độ hoàn toàn khác.
Ý tưởng về sự không liên tục của thời gian, được đưa ra bởi Barbour, cố gắng giải thích trong phạm trù lý thuyết một vũ trụ được tạo ra bởi nhiều điểm mà ông gọi là “bây giờ”. Nhưng những cái “bây giờ” đó sẽ không được hiểu như là những thời điểm thoáng qua đến từ quá khứ và sẽ chết trong tương lai. Một “bây giờ” chỉ là một trong hàng triệu “bây giờ” đang tồn tại trong khảm đồ vô tận của vũ trụ gồm một chiều không gian đặc thù không thể định vị được, mỗi cái lại có liên quan với những cái khác theo một cách tinh vi, nhưng không có cái nào nổi bật hơn cái lân cận. Chúng đều tồn tại cùng một lúc.
Với một sự hòa trộn giữa đơn giản và phức tạp như thế, ý tưởng của ông Barbour hứa hẹn một giải pháp lớn cho bất cứ ai sẵn lòng chấp nhận khoảng hụt thời gian trước vụ nổ lớn Big Bang.
Ông Barbour nghĩ rằng khái niệm thời gian có thể tương tự như khái niệm integer (số nguyên). Tất cả các con số đều tồn tại đồng thời, và không thể nghĩ rằng con số 1 tồn tại trước con số 20.
Hầu hết chúng ta đều bị thuyết phục một cách sâu sắc rằng ở một mức độ vô thức, một cái đồng hồ vĩ đại đang tích tắc mỗi giây trong không gian khổng lồ này. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ trước, Albert Einstein đã giải thích rằng thời gian thực tại có liên quan tới mỗi vật thể trong vũ trụ, và rằng thời gian là một “chủ thể” không tách biệt với không gian. Ngay cả các chuyên gia đồng bộ thời gian trên thế giới cũng biết rằng thế giới này được xử lý bởi một sự tích tắc được quy định một cách ngẫu nhiên, do đồng hồ hoàn toàn không có khả năng đo được thời gian.