Thời cơ cho BĐS bán lẻ “bật dậy” sau dịch

16/04/2020 08:55 AM | Bất động sản

Bà Từ Thị Hồng An, Giám đốc Bộ phận cho thuê thương mại Tp.HCM cho rằng, những thay đổi này bao gồm phát triển thương mại điện tử, điều chỉnh phương thức tính giá thuê hoặc thay đổi hành vi người tiêu dùng là cách mà doanh nghiệp bán lẻ phải nắm bắt ở thời điểm khó khăn này.

Nhà phố cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch

Nói về tác động của dịch Covid-19 lên thị trường bán lẻ, đại diện Savills cho biết, nhà phố cho thuê ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch.

Cụ thể, nếu tại các trung tâm mua sắm, việc cho thuê có xu hướng ràng buộc về mặt pháp lý cao hơn và khách thuê muốn duy trì diện tích thuê hiện tại, do đó công suất vẫn duy trì ở mức cao. Trong khi đó, đối với các chủ nhà phố cho thuê bán lẻ, Covid-19 đã có những ảnh hưởng ngay lập tức.

Hầu hết khách thuê nhà phố là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bị ảnh hưởng từ sự sụt giảm doanh thu đột ngột nhiều hơn các nhà bán lẻ có quy mô lớn. Các thương hiệu nổi tiếng có diện tích thuê cả ở các trung tâm mua sắm và ở các nhà phố thường quyết định đóng các cửa hàng tại nhà phố trước.

 Thời cơ cho BĐS bán lẻ “bật dậy” sau dịch  - Ảnh 1.

Kể từ đầu tháng 2, nhiều khách thuê nhà phố đã quyết định không gia hạn hợp đồng thuê. Một số khách thuê muốn giữ lại các vị trí đắc địa quyết định đóng cửa tạm thời hoặc yêu cầu giảm tiền thuê trong suốt thời gian ngừng hoạt động. Một khảo sát gần đây của bộ phận Nghiên cứu Savills cho thấy, doanh thu tại một số nhà hàng đã giảm -50% trong tháng 2 và đến -80% theo tháng trong tháng 3. Yêu cầu thuê nguyên căn và giá thuê cao cũng là những lý do cho việc đóng cửa.

Thời cơ cho BĐS bán lẻ “bật dậy” sau dịch

Theo bà An, thời cơ của ngành bán lẻ trong thời gian sắp tới chủ yếu nằm ở việc thay đổi cấu trúc kinh doanh. Những thay đổi này bao gồm phát triển thương mại điện tử, điều chỉnh phương thức tính giá thuê hoặc thay đổi hành vi người tiêu dùng. Và các doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ đã bắt đầu cân nhắc kỹ lưỡng chiến lược kinh doanh trong tương lai.

Một điểm lưu ý tích cực mà bà An chỉ ra là chi phí thuê giảm sẽ tạo động lực cho ngành. Các nhà bán lẻ hiện hữu sẽ phải đổi mới các chiến lược bán hàng tại cửa hàng và trực tuyến để phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Các ngành bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịch bệnh như ăn uống, phòng tập thể dục và rạp chiếu phim sẽ phục hồi nhanh hơn những ngành khác khi dịch bệnh kết thúc và người tiêu dùng địa phương sẽ nhanh chóng trở lại nhịp sinh hoạt bình thường sau nhiều tháng bị cách ly xã hội. Các ngành liên quan đến kinh doanh trực tuyến như thời trang có thể phục hồi chậm hơn khi hành vi tiêu dùng thay đổi, từ mua sắm tại cửa hàng sang mua sắm trực tuyến.

Với tầm nhìn phát triển bền vững trong dài hạn ở cả hai phía chủ cho thuê và khách thuê, các chuyên gia của Savills cung cấp một số kiến nghị như sau:

Gia hạn thời gian thuê trong thời gian 3 tháng; Hoàn trả tiền thuê trong vòng 9-18 tháng tiếp theo hoặc trong thời gian còn lại của hợp đồng thuê; Thanh toán tiền thuê hàng tháng trong thời kỳ khủng hoảng; Phí dịch vụ duy trì mức tối thiểu và được thanh toán hàng tháng;

Đẩy nhanh những thay đổi về mô hình cho thuê truyền thống trong tương lai; Chủ cho thuê có thể yêu cầu khách thuê cung cấp dự báo doanh thu bán hàng trong tương lai để đồng ý nhượng bộ; Sử dụng tình hình hiện tại để xác định các cơ hội.

 Thời cơ cho BĐS bán lẻ “bật dậy” sau dịch  - Ảnh 2.

Theo Hạ Vy

Từ khóa:  bán lẻ , bđs
Cùng chuyên mục
XEM