Thiền sư Thích Nhất Hạnh: 5 bước thực hành để nuôi dưỡng hạnh phúc

04/12/2016 09:06 AM | Sống

Khi chúng ta theo đuổi hạnh phúc, chúng ta cố gắng bỏ qua và chống lại sự đau khổ. Nhưng điều này không giúp chúng ta có thể an lành hơn. Nếu biết cách chuyển hoá sự đau khổ, chúng ta sẽ tìm được hạnh phúc đích thực.

Thực tế, hạnh phúc không phải sự chịu đựng. Nghệ thuật hạnh phúc cũng chính là nghệ thuật chịu đựng. Khi chúng ta có thể hiểu và chấp nhận những đau khổ chúng ta đang chịu đựng, gánh nặng ấy sẽ giảm đi. Không những thế, ta có khả năng chuyển hoá đau khổ và hài lòng với chính bản thân.

Khi chúng ta theo đuổi hạnh phúc, chúng ta cố gắng bỏ qua và chống lại sự đau khổ. Nhưng điều này không giúp chúng ta có thể an lành hơn. Nếu biết cách chuyển hoá sự đau khổ, chúng ta sẽ tìm được hạnh phúc đích thực.

Ngày nay, chúng ta phiền não vì không thể xử lí những đau khổ bên trong và luôn tìm cách che đậy chúng. Trường học không dạy những người trẻ cách để xử lí những vấn đề nội tại.

Chánh niệm là cách tốt nhất để giải quyết đau khổ, sống với giây phút hiện tại hay nhận biết được những điều đang xảy ra ngay tại lúc này. Chánh niệm giúp bạn nhận ra sự hiện diện của đau khổ trong bạn và thế giới.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nêu ra 5 điều giúp bạn chuyển hoá đau khổ thành nặng lượng của hiểu biết và chữa lành, giúp chúng ta hạnh phúc.

1. Buông bỏ

Bước đầu tiên để tạo ra niềm vui và hạnh phúc là biết buông bỏ. Chúng ta bị ràng buộc bởi quá nhiều thứ. Sự buông bỏ thực sự cần thiết cho sự sống còn và hạnh phúc của chúng ta. Đôi khi bạn nghĩ, bằng cấp, tiền lương, nhà ở hay tình yêu rất quan trọng với hạnh phúc của bạn. Nhưng ngay cả khi bạn đã sở hữu những điều trên, đau khổ vẫn tiếp diễn. Đồng thời, bạn sợ rằng, nếu buông những thứ bạn đang có, tình hình sẽ tệ hơn, bạn sẽ đau khổ và không thể sống nổi.

Nhìn sâu vào điều bạn đang sợ hãi, nó chính là trở ngại khiến bạn không thể hạnh phúc. Buông bỏ cần rất nhiều dũng cảm, nhưng một khi bạn làm được, hạnh phúc sẽ đến rất nhanh. Để nhận được hạnh phúc, bạn cần phải đánh đổi.

2. Gieo hạt giống tích cực

Mỗi chúng ta đều có những hạt giống nằm sâu trong tiềm thức, nó có thể là địa ngục, cũng có thể là thiên đường. Chúng ta có thể hiểu biết, vui vẻ và làm việc thiện. Nhưng đa số chúng ta chỉ nghĩ đến đau khổ và chìm đắm trong nỗi buồn. Thực hành gieo hạt giống tích cực mỗi ngày để những điều tốt đẹp nảy mầm và vươn lên.

Điều gì cũng có mặt đối lập. Nếu bạn có hạt giống kiểu căng, bạn cũng có hạt giống từ bi. Khi thực hành chánh niệm mỗi ngày, hạt giống từ bi sẽ mạnh mẽ và phát triển hơn. Chúng ta có thể lựa chọn sống tích cực và hạnh phúc hơn, bởi điều đó nằm trong tầm tay của bạn.

3. Niềm vui từ chánh niệm

Chánh niệm giúp chúng ta kết nối với khổ đau để ôm ấp và chuyển hoá khổ đau, giúp chúng ta chạm vào những điều kì diệu của cuộc sống. Khi thực hành chánh niệm, bạn có thể chuyển hoá từng hơi thở thành hạnh phúc. Khi nhận biết thực tại, hạnh phúc sẽ đến sớm. Năng lượng tốt lành của chánh niệm khiến mọi hoạt động trong ngày của bạn đều là hạnh phúc.

4. Chánh định

Chánh định được sinh ra từ chánh niệm, nó có sức mạnh để vượt qua và đốt cháy mọi phiễn não làm cho bạn đau khổ. Những lo ngại về tương lai sẽ luôn ở đó, khiến bạn mất kiểm soát bản thân bất kì lúc nào. Chúng ta có thể nhìn thấy, thừa nhận và dùng chánh định để đưa chính mình về giây phút hiện tại.

Chánh định xoá đi đau khổ về quá khứ và sự lo lắng cho tương lai. Chánh định là sự tập trung vào hơi thở một cách thoải mái với cả tâm trí và trái tim. Bạn không cần phải gồng mình để đạt được chánh định, hãy luyện tập nhẹ nhàng và đều đặn, hạnh phúc sẽ đến rất êm đềm.

5. Tuệ giác

Với chánh niệm, chúng ta nhìn nhận sự căng thẳng của cơ thể và mong muốn giải toả nó nhưng đôi khi không thể. Tuệ giác giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và giải thoát chúng ta khỏi những phiền ưu như ghen tuông, giận dữ và cho phép chúng ta hạnh phúc thật sự.Thông thường, người ta bị cuốn vào vòng tham ái, hận thù và quá để tâm vào những điều tiêu cực.

Bản chất của thực hành thiền định là giúp chúng ta chuyển hoá khổ đau thành hạnh phúc. Nó không phức tạp nhưng đòi chúng ta tu tập chánh niệm, tập trung và có cái nhìn sâu sắc.

Bước đầu tiên là chúng ta trở về với chính mình, dịu dàng với sự đau khổ của chính mình, buông bỏ những điều vô ích và nuôi dưỡng hạnh phúc hàng ngày với sự hiểu biết và xót thương bản thân và những người xung quanh. Với mỗi hơi thở, chúng ta giảm bớt khổ đau và tạo ra niềm vui mới.

Cùng chuyên mục
XEM