Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về lượng kiều hối năm 2012
18/02/2013 18:35 PM
|
Với hơn 10 tỷ USD kiều hối đổ về năm 2012, chiếm tới 60-70% nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1991 tới nay, Việt Nam xếp thứ 7 trong số các nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới.
Tham gia chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" số đầu tiên của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đầu xuân Quý Tỵ (ngày 17/2), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, trong năm 2012, lượng kiều hối đổ về đạt hơn 10 tỷ USD đã chiếm tới 60-70% nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1991 tới nay.
Với con số này, Việt Nam đứng thứ 7 trong số các nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của Bộ trưởng, đây là nguồn tiền thực đóng góp rất hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế, góp phần ổn định tỷ giá và tăng lượng dự trữ ngoại tệ.
Trước kết quả này, người đứng đầu cơ quan ngoại giao nói, "Chúng ta rất trân trọng, khuyến khích kiều bào, người Việt Nam học tập, lao động tại nước ngoài gửi kiều hối về nước, vừa ích nước, vừa lợi nhà".
Hơn 4 tháng để minh oan cho tôm Việt Nam
Trước thực trạng mà các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang gặp phải là vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm Việt Nam của một nhóm doanh nghiệp Hoa Kỳ, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ đã sớm phát hiện, cung cấp thông tin cho các bộ ngành, doanh nghiệp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương - cơ quan chủ trì chính để giải quyết.
Từ nay đến tháng 7, khi phía Hoa Kỳ đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ việc, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) triển khai một số biện pháp tháo gỡ dần.
Theo đó, một mặt, sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, cung cấp đầy đủ thông tin, đánh giá khách quan về tình hình sản xuất tôm Việt Nam. Mặt khác, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp nhập khẩu tôm Hoa Kỳ để họ lên tiếng phản đối vụ kiện bất hợp lý này. Cùng với đó, Việt Nam sẽ chia sẻ thông tin với 6 nước cùng tham gia vụ kiện.
Trong thời gian vừa qua, cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tổ chức nhiều hội thảo với các đối tác Hoa Kỳ để cung cấp thông tin, khẳng định rõ các chính sách của Chính phủ Việt Nam hoàn toàn phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Đằng sau hoạt động xuất khẩu là ngoại giao kinh tế
Năm vừa qua, Việt Nam đã xuất siêu trở lại sau gần 2 thập kỷ. Đằng sau nỗ lực của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu có sự hỗ trợ của các bộ ngành, trong đó có vai trò của ngoại giao kinh tế. Theo đó, ngoại giao kinh tế là một trong 3 trụ cột của ngoại giao Việt Nam bên cạnh ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh dẫn ví dụ, "Chúng ta thiết lập Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp mới được 2 năm. Chỉ trong 2 năm đó, chúng ta đã giới thiệu được các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hy Lạp.
Chẳng hạn, mở cơ quan đại diện tại Hy Lạp đã phát hiện ra ở đây có nhiều nhu cầu về nhập hàng may mặc và cơ quan đại diện của ta đã giới thiệu cho Công ty may 10 để xuất hàng sang nước này.
Trong tình hình khó khăn nhưng thương mại của Việt Nam và Hy Lạp trong năm 2012 tăng 10%. Đây là câu chuyện rất cụ thể mà ngoại giao đóng góp vào hoạt động kinh tế đối ngoại" - Bộ trưởng chia sẻ.
Cũng theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh, trong năm 2012, Bộ Ngoại giao đã tổ chức thành công Diễn đàn Việt Nam - Mỹ Latin về thương mại và đầu tư. Đây là lần đầu tiên một diễn đàn như vậy được tổ chức và sau sự kiện này, đã có có trên 10 đoàn lãnh đạo cấp cao các nước Mỹ Latin tới Việt Nam và qua đó, rất nhiều văn kiện hợp tác, nhiều hợp đồng thương mại đã được ký kết.
Năm 2013, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với các nước Mỹ Latin, đồng thời mở rộng ra các khu vực khác như Trung Đông, châu Phi.
Hiện Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế, có 98 cơ quan đại diện tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục trên thế giới.
Xem Clip:
Với con số này, Việt Nam đứng thứ 7 trong số các nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của Bộ trưởng, đây là nguồn tiền thực đóng góp rất hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế, góp phần ổn định tỷ giá và tăng lượng dự trữ ngoại tệ.
Trước kết quả này, người đứng đầu cơ quan ngoại giao nói, "Chúng ta rất trân trọng, khuyến khích kiều bào, người Việt Nam học tập, lao động tại nước ngoài gửi kiều hối về nước, vừa ích nước, vừa lợi nhà".
Hơn 4 tháng để minh oan cho tôm Việt Nam
Trước thực trạng mà các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang gặp phải là vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm Việt Nam của một nhóm doanh nghiệp Hoa Kỳ, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ đã sớm phát hiện, cung cấp thông tin cho các bộ ngành, doanh nghiệp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương - cơ quan chủ trì chính để giải quyết.
Từ nay đến tháng 7, khi phía Hoa Kỳ đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ việc, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) triển khai một số biện pháp tháo gỡ dần.
Theo đó, một mặt, sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, cung cấp đầy đủ thông tin, đánh giá khách quan về tình hình sản xuất tôm Việt Nam. Mặt khác, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp nhập khẩu tôm Hoa Kỳ để họ lên tiếng phản đối vụ kiện bất hợp lý này. Cùng với đó, Việt Nam sẽ chia sẻ thông tin với 6 nước cùng tham gia vụ kiện.
Trong thời gian vừa qua, cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tổ chức nhiều hội thảo với các đối tác Hoa Kỳ để cung cấp thông tin, khẳng định rõ các chính sách của Chính phủ Việt Nam hoàn toàn phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Đằng sau hoạt động xuất khẩu là ngoại giao kinh tế
Năm vừa qua, Việt Nam đã xuất siêu trở lại sau gần 2 thập kỷ. Đằng sau nỗ lực của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu có sự hỗ trợ của các bộ ngành, trong đó có vai trò của ngoại giao kinh tế. Theo đó, ngoại giao kinh tế là một trong 3 trụ cột của ngoại giao Việt Nam bên cạnh ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh dẫn ví dụ, "Chúng ta thiết lập Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp mới được 2 năm. Chỉ trong 2 năm đó, chúng ta đã giới thiệu được các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hy Lạp.
Chẳng hạn, mở cơ quan đại diện tại Hy Lạp đã phát hiện ra ở đây có nhiều nhu cầu về nhập hàng may mặc và cơ quan đại diện của ta đã giới thiệu cho Công ty may 10 để xuất hàng sang nước này.
Trong tình hình khó khăn nhưng thương mại của Việt Nam và Hy Lạp trong năm 2012 tăng 10%. Đây là câu chuyện rất cụ thể mà ngoại giao đóng góp vào hoạt động kinh tế đối ngoại" - Bộ trưởng chia sẻ.
Cũng theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh, trong năm 2012, Bộ Ngoại giao đã tổ chức thành công Diễn đàn Việt Nam - Mỹ Latin về thương mại và đầu tư. Đây là lần đầu tiên một diễn đàn như vậy được tổ chức và sau sự kiện này, đã có có trên 10 đoàn lãnh đạo cấp cao các nước Mỹ Latin tới Việt Nam và qua đó, rất nhiều văn kiện hợp tác, nhiều hợp đồng thương mại đã được ký kết.
Năm 2013, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với các nước Mỹ Latin, đồng thời mở rộng ra các khu vực khác như Trung Đông, châu Phi.
Hiện Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế, có 98 cơ quan đại diện tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục trên thế giới.
Xem Clip:
Theo Bích Diệp
Dân trí
Dân trí