Vì sao đường là thủ phạm gây tổn thương nền kinh tế toàn thế giới?
Đường có lẽ sẽ không còn ngọt ngào bởi nó đang gây tổn thương đến nền kinh tế toàn thế giới.
Nội dung nổi bật:
- Các chuyên gia tại Morgan Stanley cho biết, sức khỏe là chìa khóa của tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu.
- Chính vì vậy, sự gia tăng của những căn bệnh như đái tháo đường và béo phì gây ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển GDP. Nhìn sâu xa hơn có thể thấy đường là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe – và như vậy nó cũng phải chịu trách nhiệm về tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu.
Đây là kết luận được rút ra từ nghiên cứu mới được công bố bởi Morgan Stanley. Các chuyên gia chỉ ra rằng sức khỏe là chìa khóa của tốc độ phát triển kinh tế. Việc gia tăng những căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường và béo phì có thể gây tổn thương đến cả những thị trường đang nổi và đã phát triển. Như vậy, nếu nhìn sâu xa hơn có thể thấy sản lượng tiêu thụ đường là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe – và như vậy nó cũng phải chịu trách nhiệm về tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu.
Tìm hiểu về vấn đề sụt giảm năng suất do bệnh tiểu đường và béo phì của Morgan Stanley được thực hiện bởi chuyên gia kinh tế hàng đầu Elga Bartsch tại London đã phát hiện ra rằng tốc độ phát triển GDP hàng năm sẽ ở mức trung bình 1,8% trong 20 năm tới tại nhiều quốc gia thuộc OECD. Con số này dưới dự đoán dài hạn của OECD là 2,3%. Trong cùng kỳ, tổng ảnh hưởng lũy kế của đường tăng lên mức 18,2% điểm.
Chile, cộng hòa Séc, Mexico, Mỹ và Úc là những quốc gia sẽ chịu tổn thương về tốc độ tăng GPD lớn nhất. Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Pháp, Ý và Bỉ ở vị trí số 2.
Morgan Stanley nhận định rằng, tốc độ phát triển sản lượng hàng năm tại các khu vực thuộc OECD sẽ giảm 1,5% trong vài thập kỷ tới sau khi tính toán đến những ảnh hưởng liên quan của đường. Trong khi đó, dự đoán tương tự của tổ chức này là 1,9%.
Thực tế hiện chưa có những bước tiến đáng kể trong việc giảm tác hại của đường với nền kinh tế. Trong khi có nhiều bằng chứng sơ bộ cho thấy sản lượng đường đang bắt đầu giảm tại những quốc gia phát triển thì con số tương tự lại tăng ở các nền kinh tế mới nổi.
Cũng theo nghiên cứu của Morgan Stanley, sản lượng đường đang tiếp tục giảm tại Bắc Mỹ và châu Âu khi dân số ở đây ngày một già đi. Trong khi đó tại châu Phi, Trung Mỹ và Mỹ Latin lại đang gia tăng nhu cầu về đường. Riêng châu Á, các quốc gia tại đây hiện theo nhiều trường phái khác nhau: Những nơi đang có xu hướng già hóa, mức độ tiêu thụ đường sẽ giảm. Còn tại khu vực mà người dân đang dần chuyển sang chế độ ăn nhiều đường hơn thì sản lượng tiêu thụ lại tăng cao.
Khu vực tư nhân có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt xu hướng kể trên bởi nhiều công ty thực phẩm đang thay đổi công thức sản phẩm của họ để có lợi cho sức khỏe hơn. Cụ thể, họ giảm lượng đường và cải thiện các chất dinh dưỡng. Thậm chí, các nhà nghiên cứu viết rằng “tác động của đường, dù trực tiếp hay gián tiếp tới bệnh tiểu đường có thể được cải thiện thông qua những chính sách định hướng và thay đổi hành vi của những cá nhân và tổ chức”.
>> Cuộc chiến với muối của người Trung Quốc
Phương Linh